của Cuộc CMCN 4.0
Trên cơ sở rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu, Học viện cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học công nghệ có cơ cấu chuyên môn đồng bộ, có chất lượng tốt, đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học trong thời đại CMCN 4.0, trong đó chú trọng nguồn nhân lực khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực chính của CMCN 4.0, phù hợp với quy hoạch ngành nghề đào tạo và định hướng nghiên cứu của Học viện, theo sát bản quy hoạch của các bộ môn,
khoa, viện, trung tâm đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện kỹ thuật đội ngũ trực tiếp hướng dẫn thí nghiệm, thực hành tại các khoa, viện, trung tâm; tập trung nâng cao năng lực khai thác, vận hành trang thiết bị công nghệ cao.
Đề xuất chính sách đãi ngộ, đào tạo, thu hút cán bộ KHCN trình độ cao thuộc các lĩnh vực khoa học chủ chốt của CMCN 4.0 vào Quân đội và Học viện công tác.
Rà soát, chỉnh sửa các Quy định về tiêu chuẩn và quy trình xét duyệt chức danh cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, chức danh sĩ quan - chuyên môn - kỹ thuật phù hợp với yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và trình độ CNTT trong giai đoạn mới.
Triển khai thực hiện chuẩn trình độ CNTT, ngoại ngữ đối với cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên kỹ thuật trong toàn Học viện.
Phát triển nguồn nhân lực giảng viên phù hợp với nội dung chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của Quân đội trước tác động của CMCN 4.0 như: Bổ sung nội dung giảng dạy mới trong các học phần hiện có; bổ sung các học phần mới, các hướng đào tạo chuyên sâu trong các chương trình đào tạo hiện có; xây dựng các chương trình đào tạo mới, trong đó có các nội dung về An toàn thông tin, Blockchain, Bigdate, IoT, AI,... Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các đối tượng. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tăng cường vai trò tự học, tự tích lũy kiến thức của học viên, gắn kết học tập với NCKH, xây dựng năng lực học tập suốt đời cho các đối tượng. Đầu tư xây dựng hệ thống phòng thi trắc nghiệm trực tuyến, phòng điều hành huấn luyện theo mô hình “Nhà trường thông minh”. Triển khai Dự án học tập trên mạng truyền số liệu quân sự từ xa (distant learning) nhằm tăng cường kho bài giảng e-learning, kho học liệu số, trợ lý ảo ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ nhu cầu tự học của người học (theo Kế hoạch số 436/KH-TM ngày 16/3/2018 của Bộ Quốc phòng).
Kết luận chương 2
Trong Chương 2 đã trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển, sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Học viện Kỹ thuật Quân sự; thực trạng nguồn nhân lực được phân tích trên nhiều phương diện từ số lượng, chất lượng, cơ cấu, quy hoạch, thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ... Luận văn đã rút ra được những kết quả đạt được và chỉ ra một số mặt hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó, đây là cơ sở để đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Chương 3.
Đánh giá chung, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên Học viện cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đào tạo và NCKH, nhiều đồng chí đã chủ trì và hoàn thành xuất sắc các đề tài khoa học, nhiệm vụ KHCN quan trọng cấp bộ, cấp quốc gia, hướng dẫn sinh viên tham gia các cuộc thi về khoa học công nghệ đạt được các giải thưởng uy tín của Quân đội, nhà nước (VIFOTEC, cuộc đua số, an ninh mạng và an toàn thông tin,...).
Mặc dù trong thời gian qua, Học viện luôn tích cực đổi mới, triển khai các kế hoạch, giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, rộng khắp dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh khác để tạo ra quy trình, phương thức sản xuất mới, khoa học kỹ thuật đang phát triển rất nhanh chóng; các cuộc chiến tranh đang xảy ra trên thế giới với sự phô diễn của các loại vũ khí sử dụng công nghệ hết sức tối tân, hiện đại. Do đó, kết quả đạt được trong việc phát triển nguồn nhân lực Học viện chưa bao giờ là đủ, không được phép thỏa mãn mà chững lại quá trình này, đòi hỏi sự phát triển này phải liên tục đổi mới mạnh mẽ và bền bỉ. Do đó, phát triển nguồn nhân lực của Học viện luôn được xem là vấn đề cốt lõi, tiên quyết đến quá trình xây dựng và phát triển.
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN