Quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển số lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 103 - 107)

Quân sự đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0

3.3.1. Quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển số lượng nguồn nhân lực nhân lực

Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, quy định: Số sinh viên đại học chính quy trên một giảng viên quy đổi không vượt quá 25 đối với lĩnh vực khoa học xã hội, báo chí và thông tin, du lịch, an ninh quốc phòng; 20 đối với các lĩnh vực đào tạo khoa học kĩ thuật, công nghệ, giáo dục, khoa học tự

nhiên, kiến trúc, xây dựng; 15 đối với lĩnh vực sức khỏe; 10 đối với lĩnh vực nghệ thuật.

Theo quy định này, nếu tính ở mức cao nhất thì tỉ lệ trung bình sinh viên/giảng viên của các nhóm ngành trên là: (10+15+20+25) : 4 = 17,5

Định mức giờ chuẩn có vai trò rất quan trọng đối với vấn đề quản lý đội ngũ giảng viên. Nó là cơ sở để đánh giá năng suất lao động; đồng thời, đảm bảo khả năng làm việc lâu dài và giữ gìn sức khỏe cho mọi người. Đó cũng chính là cơ sở để tính biên chế của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có cơ cấu, số lượng phù hợp. Nếu số giờ lên lớp của giảng viên quá nhiều tất yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học… và điều này nếu tồn tại lâu ngày sẽ dẫn đến một thái độ và lề lối làm việc chung chỉ coi trọng số lượng, kết quả mà coi nhẹ chất lượng, hiệu quả.

Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, nhiệm vụ KHCN, nhà trường sẽ xác định được số lượng giảng viên, nghiên cứu viên cần có cho từng bộ môn, khoa, viện, trung tâm. Từ đó, căn cứ vào số lượng hiện có; sau khi trừ đi số nghỉ hưu, thôi việc, thuyên chuyển đi đơn vị khác và cộng thêm số được điều động về… nhà trường sẽ xác định được số giảng viên, nghiên cứu viên cần bổ sung.

Như vậy, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên với yêu cầu có số lượng đủ, phải được đặt trong mối quan hệ hài hòa với các yếu tố kinh tế, tâm lý, giáo dục, chính trị, xã hội; số lượng không thể đơn thuần về mặt số học. Đó cũng chính là cơ sở cho việc xác định giải pháp về số lượng, về chính sách và tăng cường hiệu lực các chế định của Nhà nước trong các giải pháp tổng thể.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Do vậy, trong nhà trường chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu khoa học, quản lý

giáo dục có vai trò hết sức quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.

Tiếp thu tinh thần đó, hiện nay các nhà trường Quân đội đã và đang quan tâm đến công tác cán bộ, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu, nhân viên kỹ thuật của các nhà trường Quân đội về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, công tác quản lý đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên ở các bộ môn, khoa, viện, trung tâm còn nặng tính hành chính, mệnh lệnh. Công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ vẫn còn bất cập.

Vì vậy, kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cần thiết đối với nhà trường. Muốn vậy, cần tập trung làm tốt một số nội dung sau:

Một là, từng bước chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, điều chỉnh cho phù hợp cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng.

Về số lượng, khắc phục tình trạng thiếu hụt, nhất là giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực. Để làm được việc này, Bộ Quốc phòng cần xây dựng và ban hành biểu tổ chức biên chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của từng nhà trường trong Quân đội. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý và nhà trường xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, mở rộng nguồn để bổ sung nhân sự khi cần thiết.

Về cơ cấu, hiện nay vẫn còn hiện tượng thừa, thiếu cục bộ là do cơ cấu quân số chưa hợp lý, chưa điều chỉnh kịp thời khi thực hiện Đề án đổi mới quy trình, chương trình đào tạo. Điều chỉnh cơ cấu quân số cần theo hướng tăng tỷ lệ giảng viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ trực tiếp tham gia giáo dục - đào tạo (khối khoa, viện, trung tâm nghiên cứu), giảm tỷ lệ quân số khối phục vụ (khối phòng, ban chức năng).

Về dài hạn, cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ mang tính lâu dài, ổn định. Bố trí sử dụng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý giáo dục phải ổn định, mang tính chuyên sâu, có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực được phân công đảm nhận. Trước mắt, tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại để tái bố trí sử dụng đối với lực lượng ở những vị trí thừa sang vị trí thiếu.

Về chất lượng, cùng với việc đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu hợp lý, cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực toàn diện cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu đổi mới quy trình, chương trình đào tạo. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải gắn chặt với kế hoạch bố trí, sử dụng. Có như vậy, đào tạo, bồi dưỡng mới sát đúng, có hiệu quả, bố trí, sử dụng mới phát huy hết năng lực của đội ngũ.

Tăng cường việc thực hiện cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên luân phiên đi thực tế đơn vị theo yêu cầu, nhiệm vụ.

Hai là, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo giảng viên, nghiên cứu viên gắn với vị trí việc làm, với nhóm môn học, nhóm nghiên cứu của từng bộ môn chuyên ngành, khoa, viện, trung tâm. Việc tuyển dụng phải được thực hiện kịp thời để bổ sung nguồn nhân lực thiếu hụt. Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của từng vị trí việc làm.

Ba là, quy hoạch giảng viên, nghiên cứu viên phải đảm bảo có tính kế thừa và phát triển giữa các thế hệ nối tiếp nhau, vừa đảm bảo cho công tác đào tạo lẫn nhau, người đi trước đào tạo cho người đi sau, người có kinh nghiệm truyền thụ lại cho thế hệ trẻ, tránh tình trạng hụt hẫng nguồn nhân lực khi những người nòng cốt, chuyên gia đầu ngành đã cao tuổi, đội ngũ kế cận vẫn chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để thay thế kịp thời.

Quy hoạch nguồn nhân lực giảng viên, nghiên cứu viên là giải pháp giúp cho nhà trường duy trì sự ổn định nguồn nhân lực, bảo đảm tỷ lệ giờ

giảng của giảng viên ở mức theo quy chế quy định, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho giảng viên có thể hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy và có thời gian tiến hành nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Sử dụng và phát huy khả năng của đội ngũ một cách hợp lý và có hiệu quả.

Việc tiến hành xây dựng kế hoạch quy hoạch một cách khoa học với những chỉ tiêu biện pháp, nội dung cụ thể sẽ đảm bảo thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, phát triển được nguồn lực giảng viên, nghiên cứu viên đủ mạnh, đủ chất lượng, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho từng bộ môn, từng khoa, viện, trung tâm và từng ngành đào tạo, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)