Quân sự
3.2.1. Xu hướng phát triển của Học viện Kỹ thuật Quân sự
Hiện nay, Học viện KTQS đang hội nhập ngày càng sâu rộng và mong muốn đạt được thứ hạng trong hệ thống giáo dục ĐH của khu vực và quốc tế. Vì vậy, Học viện cần phải đổi mới toàn diện để đáp ứng các yêu cầu hội nhập và đạt được các tiêu chí để xếp hạng. Một số xu hướng phát triển Học viện trong tình hình mới như sau:
Thứ nhất, về đào tạo, cần phải đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, quy hoạch hệ thống ngành nghề đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng đào tạo khả năng tư duy sáng tạo, các kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0 nhằm cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ xây dựng
Quân đội và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai, về NCKH, cần phát triển các lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt nghiên cứu ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 phục vụ thiết kế, chế tạo, khai thác làm chủ VKTBKT, hiện đại hóa công tác huấn luyện, chỉ huy, quản lý, điều hành và đảm bảo an toàn an ninh hệ thống thông tin.
Thứ ba, về xây dựng tiềm lực KHCN, cần phát huy các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo và NCKH; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu, nhân viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển đào tạo, NCKH trong bối cảnh CMCN 4.0. Thứ tư, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, cơ sở học liệu, tiếp tục đổi mới công tác chỉ huy quản lý, điều hành và xây dựng Học viện theo mô hình “Nhà trường thông minh”.
Thứ năm, Học viện đạt các tiêu chí của trường ĐH nghiên cứu về lĩnh vực đào tạo SĐH và NCKH; các ngành khác cũng cơ bản đạt được các tiêu chí chính của trường ĐH nghiên cứu. Đẩy mạnh đào tạo kỹ sư tài năng quân sự và đào tạo các chuyên ngành định hướng nghiên cứu cho cả ba bậc đào tạo; tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên ĐH hệ chính quy và học viên SĐH đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, sản xuất, chế thử VKTBKT phục vụ chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, bảo đảm kỹ thuật tại các đơn vị và hiện đại hóa Quân đội. Tăng cường hợp tác và chuyển giao công nghệ với các đối tác quốc tế; từng bước tăng thứ hạng của Học viện so với các trường ĐH trong nước, khu vực và quốc tế [8].
3.2.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Học viện Kỹ thuật Quân sự Quân sự
Xây dựng, phát triển đội ngũ nguồn nhân lực phải xuất phát từ quan điểm: Trong một tổ chức, con người vừa là chủ thể, là hạt nhân, vừa là tài sản quý báu của tổ chức; tổ chức mạnh là điều kiện, là nền tảng, mục tiêu, là tiền đề, tiêu chuẩn để xây dựng và phát triển đội ngũ và từng người. Và ngược lại, mỗi người phát triển theo đúng tiêu chuẩn chức danh lại là hạt nhân, là nền móng để xây dựng tổ chức vững mạnh. Chính vì thế, muốn xây dựng đội ngũ nhân lực đáp ứng được mục tiêu đã đề ra cần xây dựng tổ chức và từng người vững mạnh.
Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả, chất lượng công tác giáo dục đào tạo và NCKH của nhà trường. Vì vậy, cần thường xuyên kiện toàn và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có đủ số lượng, cơ cấu, có đủ tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn theo mục tiêu yêu cầu đào tạo và NCKH. Đối với Học viện Kỹ thuật Quân sự đã định hướng phát triển nguồn nhân lực giảng viên, nghiên cứu viên rất cụ thể, chi tiết theo từng giai đoạn:
Giai đoạn trước mắt 2021-2025, tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đồng bộ, có cơ cấu chuyên môn phù hợp. Đến năm 2025, trên 85% giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trình độ ThS trở lên; khoảng 45% có trình độ TS, TSKH (50% đối với các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu); khoảng 9%÷10% đạt chức danh GS, PGS; trên 1,2% đạt danh hiệu NGND, NGƯT; trên 55% giảng viên, cán bộ nghiên cứu của các Khoa, Viện chuyên ngành đạt chuẩn trình độ tiếng Anh B2 châu Âu, các ngôn ngữ khác đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiên cứu, khai thác làm chủ VKTBKT; trên 30% giảng viên chuyên ngành có khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ; các chuyên gia đầu ngành có uy tín trong nước và trong khu vực,
có khả năng tham gia giảng dạy và làm việc với các trường ĐH nước ngoài. Chiến lược dài hạn 2025-2030, xây dựng được đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ cao, cơ cấu chuyên môn phù hợp; đội ngũ chuyên gia đầu ngành có uy tín trong khu vực và quốc tế, có quan hệ hợp tác thường xuyên với đội ngũ giáo sư, nhà khoa học đầu ngành của các trường ĐH uy tín trên thế giới, có khả năng giảng dạy và làm việc tại các trường ĐH, viện nghiên cứu của nước ngoài. Đạt trên 90% đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trình độ ThS trở lên; khoảng 50% có trình độ TS, TSKH (trên 55% đối với các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu); trên 10% đạt chức danh GS, PGS; trên 60% giảng viên, cán bộ nghiên cứu của các Khoa, Viện chuyên ngành đạt chuẩn trình độ tiếng Anh B2 châu Âu, các ngôn ngữ khác có trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; trên 40% giảng viên chuyên ngành có khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ. Các chuyên gia đầu ngành của Học viện có uy tín trong nước và trong khu vực, có khả năng tham gia giảng dạy và làm việc với các trường ĐH nước ngoài và có khả năng chủ trì các dự án KHCN chung với các nhóm chuyên gia của đối tác nước ngoài [9].