Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 54 - 56)

1.6. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động của nó đến phát triển

1.6.1. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

“Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua” (Giáo sư Laus Schwab - Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới). Vậy thực chất Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì? Những đột phá công nghệ sẽ tác động như thế nào đến mọi mặt của đời sống, đặc biệt là lĩnh vực quân sự?

Thế giới đã trải qua 3 cuộc Cách mạng công nghiệp lớn, đó là: Cuộc cách mạng cơ khí hóa với động cơ chạy bằng thủy lực và hơi nước (năm 1784); cuộc cách mạng sử dụng điện năng để sản xuất quy mô lớn (năm 1870)

và cuộc cách mạng tự động hóa sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và điện tử (năm 1969).

Khái niệm “Công nghiệp 4.0” (Industry 4.0) ra đời khoảng năm 2011, là một nội dung trong “Chiến lược hiện đại hóa đến năm 2020” của Chính phủ Đức. Chiến lược này hướng tới duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đức trên thế giới. Nội dung của chiến lược này chính là xây dựng những “công xưởng thông minh” hoạt động với hiệu suất cao. Đến năm 2016, Giáo sư Laus Schwab đã cho ra mắt cuốn sách “Cuộc CMCN lần thứ 4” và đây cũng là chủ đề chính được bàn luận tại Diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 46 (năm 2016). Một trong những nội dung quan trọng được đề cập tại diễn đàn là cuộc CMCN lần thứ 4 và một số tác động của nó đến mọi mặt của đời sống xã hội. Các chuyên gia cho rằng, CMCN lần thứ 4 đang diễn ra, được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của cuộc CMCN lần thứ 3, “xóa nhòa ranh giới” giữa các lĩnh vực: Vật lý, kỹ thuật số, sinh học với trung tâm là sự phát triển của IoT, Big data, Trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, tự động hóa robot, thực tế ảo/thực tại ảo, công nghệ vật liệu mới… Để tổng kết 4 cuộc CMCN bằng thông điệp ngắn gọn, đặc trưng nhất, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chọn 4 từ như sau: Hơi nước, Điện, Số hóa, Kết nối [7].

Hiện nay có nhiều tổ chức đã công bố danh sách xếp hạng những xu hướng công nghệ khác nhau trước ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0. Các công nghệ then chốt của CMCN 4.0 có thể xuất hiện trong bất kỳ ngành khoa học nào nhưng đều có chung 4 đặc điểm: Có tốc độ đổi mới công nghệ cao, phạm vi tác động rộng lớn, giá trị kinh tế lớn, tiềm năng đáng kể cho tác động có tính bứt phá về mặt kinh tế.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới, các xu hướng công nghệ được chia thành 3 nhóm chính: (1) Vật lý: Phương tiện tự hành và bán tự hành, Công nghệ in 3D, Robot cao cấp, Vật liệu mới; (2) Kỹ

thuật số: Internet of Things (IoT), Công nghệ điện toán đám mây, Big Data, Tự động hóa lao động tri thức, Internet di động; (3) Sinh học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 54 - 56)