3.4.1. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo
Ngày 18 tháng 01 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030. Qua đó, đề nghị Bộ GD&ĐT tăng cường những cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện KTQS nói riêng và giảng viên đang công tác tại các nhà trường Quân đội nói chung có nhiều cơ hội hơn nữa được đi học tập, đào tào, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, đặc biệt là ở các nước Châu Âu có nền khoa học kỹ thuật quân sự tiến tiến (do hiện nay chủ yếu tập trung ở một số nước truyền thống thuộc khối Liên Xô cũ). Qua đó giúp đa dạng hóa về tiếp cận khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự, mở rộng cơ hội tiếp cận nhiều công nghệ tiên tiến đang thịnh hành trên thế giới.
3.4.2. Đối với Bộ Quốc phòng
Sớm ban hành biểu tổ chức biên chế cho Học viện; phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển Học viện đến năm 2030 và những năm tiếp theo để làm
cơ sở phát triển Học viện theo hướng trường đại học nghiên cứu, xây dựng theo mô hình nhà trường thông minh nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ về giáo dục đào tạo và NCKH trong tình hình mới.
Thực hiện đổi mới chính sách tiền lương, tạo động lực cho cán bộ, giảng viên tâm huyết với nghề. Trong cơ chế thị trường hiện nay, chính sách sử dụng đội ngũ nguồn nhân lực có hiệu quả bao hàm nhiều yếu tố, nhưng vấn đề tiền lương, tiền công là yếu tố hàng đầu, có tính quyết định. Chính sách đãi ngộ đội ngũ phải bảo đảm thu nhập đủ mức thực hiện tái sản xuất sức lao động thường xuyên, tái sản xuất mở rộng, qua đó mới giúp người lao động yên tâm công tác, toàn tâm toàn lực học tập, nghiên cứu, giảng dạy và cống hiến cho nhà trường, quân đội và đất nước.
Kết luận chương 3
Để cải thiện những hạn chế về công tác quản trị nhân lực nhằm xây dựng đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và hợp lý về cơ cấu, luận văn đề ra một số giải pháp xoay quanh một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tăng cường đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị gắn với thực tiễn, về ngoại ngữ, nghiệp vụ, kỹ năng mềm và về các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai, hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ giảng dạy, nghiên cứu dựa trên hồ sơ bài giảng, nghiên cứu khoa học, xây dựng bộ tiêu chí kiểm định, đánh giá chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện.
Thứ ba, xây dựng chiến lược phát triển, hoàn thiện công tác quy hoạch nhân lực của Học viện gắn với kế hoạch đào tạo, chế độ đãi ngộ, phát triển; tuyển dụng gắn với vị trí việc làm; kế hoạch đào tạo đội ngũ đặc biệt là giảng viên, nghiên cứu viên trẻ; thống nhất xây dựng kế hoạch của tổ chức với kế hoạch hoàn thành đối với mỗi bài giảng, sản phẩm nghiên cứu khoa học; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cuối cùng, luận văn đưa ra kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên là Bộ Quốc phòng về việc ban hành biểu tổ chức biên chế của Học viện; phê duyệt Đề án quy hoạch, phát triển Học viện đến năm 2030 và những năm tiếp theo, để Học viện có cơ sở thực hiện các chính sách phát triển Học viện theo định hướng trường đại học nghiên cứu, mô hình nhà trường thông minh.
KẾT LUẬN
Học viện Kỹ thuật Quân sự được thành lập từ năm 1966 nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo kỹ sư quân sự trong nước, kịp thời phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng quân đội. Đến nay Học viện Kỹ thuật Quân sự được Chính phủ quyết định là một trong các trường đại học trọng điểm quốc gia, là trung tâm đào tạo và NCKH có chức năng: (1) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ chỉ huy tham mưu, quản lý kỹ thuật bậc ĐH và SĐH cho Quân đội; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước và sự nghiệp xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho nước ngoài; (2) Nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ nền và các sản phẩm, sản xuất chế thử và chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ xây dựng tiềm lực cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Quân đội. (3) Tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong xây dựng và thực hiện các chiến lược về đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự, phát triển KHCN quân sự, hợp tác quốc tế, đảm bảo vũ khí trang bị, hiện đại hóa Quản lý quốc phòng, chỉ huy tham mưu kỹ thuật và công tác đảm bảo kỹ thuật.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, với vai trò là trung tâm đào tạo và NCKH chất lượng cao của quân đội và Nhà nước, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã đào tạo hàng chục nghìn kỹ sư quân sự, hàng nghìn kỹ sư dân sự, hàng trăm tiến sĩ, hàng nghìn thạc sĩ có phẩm chất và năng lực tốt, nghiên cứu thành công hàng trăm đề tài khoa học, có nhiều sản phẩm nghiên cứu được đưa vào sử dụng, đáp ứng hiệu quả nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu của quân đội, yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với kết quả đào tạo và NCKH, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện Kỹ thuật Quân sự ngày càng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, Học viện có hơn 900 cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa
học, trong đó hơn 80% có trình độ trên đại học (trên 35% tiến sĩ), có trên 8% giáo sư, phó giáo sư cùng hàng chục nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, hệ thống cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo, NCKH và huấn luyện ngày càng hiện đại...
Đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện được tuyển chọn chặt chẽ với cơ cấu đồng bộ cao, có phẩm chất chính trị tốt, năng lực chuyên môn vững, có ý thức tự giác sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Với phương châm xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, quan điểm chú trọng bồi dưỡng và tìm chọn nhân tài, kết hợp chặt chẽ đào tạo trong và ngoài nước, mở rộng hợp tác quốc tế nghiên cứu ứng dụng... Học viện đề ra nhiều giải pháp, chính sách nhằm giữ vững, tăng cường đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi và thu hút nhân lực chất lượng cao từ các nguồn ngoài quân đội bổ sung cho Học viện. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên qua các thời kỳ luôn được bổ sung về số lượng, tăng cường về kinh nghiệm và kiến thức, lý thuyết gắn với thực tiễn. Đội ngũ cán bộ, giảng viên này đã góp phần quan trọng tạo sức mạnh tổng hợp để Học viện vượt qua những thử thách, để khẳng định là trường đại học trọng điểm quốc gia, trung tâm giáo dục - đào tạo, NCKH quan trọng, hàng đầu của quân đội và đất nước.
Trên cơ sở thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện hiện nay, dựa theo các nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, hệ thống và khả thi, luận văn đề cập các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực Học viện như giữ vững, tăng cường đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi và thu hút đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng cao từ các nguồn trong và ngoài quân đội, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt là ở nước ngoài để tiếp thu những thành tựu về khoa học kỹ thuật của các nước có trình độ phát triển cao trên thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2014), Thông tư liên tịch quy định:
Mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 28/11/2014.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư ban hành Khung năng lực ngoại ngữ (KNLNN) 6 bậc dùng cho Việt Nam, số 01/2014/TT-BGDĐT, ngày 24/ 01/ 2014; Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, số 15/2014/TT-BGDĐT, ngày 15/ 5/ 2014;
3. Bộ Quốc phòng (2013). Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2011-2020. NXB Quân đội Nhân dân.
4. Trần Danh Bích (chủ biên, 2009). Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. NXB Quân đội nhân dân.
5. Chính phủ (2011), Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020.
6. Cục Nhà trường/Bộ Tổng Tham mưu (2019), Xây dựng Nhà trường thông minh trong Quân đội tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, chuyên san.
7. Học viện Kỹ thuật Quân sự (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 và một số vấn đề đặt ra đối với Học viện Kỹ thuật Quân sự.
8. Học viện Kỹ thuật Quân sự (2018), Đại học thông minh, chuyên san. 9. Học viện Kỹ thuật Quân sự (2019), Nghị quyết lãnh đạo quy hoạch phát
triển Học viện đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
10.Học viện Kỹ thuật Quân sự (2019), Nghị quyết lãnh đạo nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, đưa NCKH thành hoạt động tự giác của đội ngũ cán bộ, giảng viên.
11.Hội thảo khoa học các nhà trường Quân đội (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống nhà trường Quân đội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
12. Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (2016), Cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục, Tài liệu Hội thảo.
13.Luật cán bộ, công chức năm 2008.
14.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019.
15.Luật thi đua, khen thưởng năm 2003.
16. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013. 17.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018; 18.Nguyễn Ngọc Long (2018), Chế độ đãi ngộ trong chính sách phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nhật Bản - Gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 19. Phạm Minh Nghĩa (2015), Kinh nghiệm của Nhật Bản và Singapore
trong phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí Kinh tế và dự báo.
20.Vũ Văn Thanh (2006), Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhân viên kỹ thuật phục vụ đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ của Học viện Kỹ thuật Quân sự, luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học công nghệ, Học viện Kỹ thuật Quân sự.
21.Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Tấn Thịnh (2009), Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức, Nxb. Giáo dục Việt nam.
22.Vũ Hoàng Ngân, Phạm Thị Bích Ngọc (2017), Phát triển nguồn nhân lực, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân.
23.http://www.moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai- hoc.aspx?ItemID=5877 (số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT). 24.http://www.mta.edu.vn (Website Học viện Kỹ thuật Quân sự)
Phụ lục I
DANH MỤC MÃ NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
I. Đào tạo Tiến sĩ: 17 Mã ngành
STT Ngành đào tạo Mã ngành
1 Toán học tính toán 62 46 30 01
2 Bảo đảm toán học cho máy tính và hệ thống tính toán 62 46 35 01
3 Tự động hóa 62 52 60 01
4 Điều khiển các thiết bị bay 62 52 64 01
5 Lý thuyết điều khiển và điều khiển tối ưu 62 52 60 05
6 Kỹ thuật điện tử 62 52 70 01
7 Kỹ thuật ra đa - dẫn đường 62 52 72 01
8 Công nghệ chế tạo máy 62 52 04 01
9 Cơ học vật thể rắn 62 44 21 01
10 Cơ học kỹ thuật 62 52 02 01
11 Cơ học kỹ thuật (vũ khí) 62 52 02 01
12 Cơ học kỹ thuật (đạn) 62 52 02 01
13 Kỹ thuật xe máy quân sự, công binh 62 52 36 01
14 Kỹ thuật động cơ nhiệt 62 52 34 01
15 Xây dựng công trình đặc biệt 62 58 50 05
16 Xây dựng sân bay 62 58 32 01
II. Đào tạo Cao học: 17 mã ngành
STT Ngành đào tạo Mã ngành
1 Cơ học kỹ thuật 60 52 02
2 Công nghệ vật liệu vô cơ 60 52 90
3 Cơ học vật thể rắn 60 44 21
4 Công nghệ chế tạo máy 60 52 04
5 Kỹ thuật xe máy quân sự, công binh 60 52 36
6 Tự động hóa 60 52 60
7 Điều khiển các thiết bị bay 60 52 64
8 Kỹ thuật điện tử 60 52 70
9 Kỹ thuật ra đa - dẫn đường 60 52 72
10 Xây dựng sân bay 60 58 32
11 Xây dựng công trình ngầm, mỏ và công trình đặc biệt 60 58 50
12 Xây dựng đường ô tô và đường thành phố 60 58 30
13 Khoa học máy tính 60 48 01
14 Hệ thống thông tin 60 48 05
15 Công nghệ hóa học 60 52 75
16 Tổ chức chỉ huy kỹ thuật 60 86 72
17 Quản lý Khoa học và Công nghệ 60 34 72
III. Đào tạo Kỹ sư quân sự: 38 chuyên ngành
STT Ngành/Chuyên ngành Mã ngành
I Xây dựng: 04 chuyên ngành 52580201
1 Công trình quốc phòng 5258020101
2 Cầu đường 5258020102
3 Xây dựng sân bay 5258020103
4 Xây dựng dân dụng và công nghiệp 5258020104
STT Ngành/Chuyên ngành Mã ngành
1 Cơ điện tử 5252011401
III Cơ khí: 14 chuyên ngành 52520103
1 Công nghệ chế tạo máy 5252010301
2 Công nghệ chế tạo vũ khí 5252010302 3 Công nghệ chế tạo đạn 5252010303 4 Gia công áp lực 5252010304 5 Vũ khí 5252010305 6 Thiết kế chế tạo vũ khí 5252010306 7 Đạn 5252010307 8 Thiết kế chế tạo đạn 5252010308 9 Khí tài quang 5252010309 10 Ô tô quân sự 5252010310
11 Tăng - Thiết giáp 5252010311
12 Xe máy công binh 5252010312
13 Máy tàu 5252010313
14 Thiết kế chế tạo tên lửa 5252010314
IV Công nghệ vật liệu: 01 chuyên ngành 52510402
1 Công nghệ vật liệu 5251040201
V Công nghệ thông tin: 02 chuyên ngành 52480201
1 Công nghệ thông tin 5248020101
2 Địa tin học 5248020102
VI Điện - Điện tử: 15 chuyên ngành 52520201
1 Thông tin 5252020101
2 Thiết kế chế tạo thiết bị CNTT 5252020102
3 Ra đa 5252020103
4 Thiết kế chế tạo ra đa 5252020104
STT Ngành/Chuyên ngành Mã ngành
6 Vô tuyến điện hải quân 5252020106
7 Ra đa hải quân 5252020107
8 Điện tử y sinh 5252020108
9 Tên lửa phòng không 5252020111
10 Thiết kế chế tạo hệ thống điều khiển tên lửa 5252020112
11 Tên lửa hải quân 5252020113
12 Ngư lôi 5252020114
13 Thiết bị điện tàu 5252020115
14 Pháo tàu 5252020116
15 Thủy lôi 5252020117
VII Công nghệ hóa học: 02 chuyên ngành 52510401
1 Phòng hóa 5251040101
2 Thuốc phóng, thuốc nổ 5251040102
IV. Đào tạo kỹ sư dân sự phục vụ CNH-HĐH: 10 chuyên ngành
STT Ngành/Chuyên ngành Mã ngành
I Cơ khí: 03 chuyên ngành 52520103
1 Chế tạo máy 2 Ô tô
3 Máy xây dựng
II Kỹ thuật Cơ điện tử: 01 chuyên ngành 52520114
1 Kỹ thuật cơ điện tử
II Điên - Điện tử: 03 chuyên ngành 52520201
1 Điện tử viễn thông
2 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 3 Điện tử y sinh
III Công nghệ thông tin: 01 chuyên ngành 52480201
STT Ngành/Chuyên ngành Mã ngành
IV Xây dựng: 02 chuyên ngành 52580201