Nhiệm vụ của trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 67 - 70)

2.1. Khái quát về Học viện Kỹ thuật Quân sự

2.1.4. Nhiệm vụ của trường

Học viện Kỹ thuật Quân sự được giao nhiệm vụ: (1) Đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ ĐH, SĐH và cán bộ chỉ huy tham mưu kỹ thuật cấp chiến thuật, chiến dịch cho các cơ quan, đơn vị trong toàn quân và cho công nghiệp quốc phòng; (2) Đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; (3) Đào tạo nguồn nhân lực cán bộ kỹ thuật và chỉ huy tham mưu kỹ thuật cho quân đội Lào và Campuchia.

Khái quát về nhiệm vụ giáo dục - đào tạo đã được Học viện triển khai, thực hiện như sau:

Một là, xác định mục tiêu và xây dựng chương trình đào tạo cho từng đối tượng, loại hình đào tạo; lập kế hoạch đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Quốc phòng.

Hai là, thực hiện Luật Giáo dục, các quy chế, quy định về giáo dục đào tạo, quy trình kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng. Thực hiện đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ ĐH, SĐH các ngành kỹ thuật, chỉ huy kỹ thuật, chỉ huy tham mưu kỹ thuật, quản

lý khoa học công nghệ cho Quân đội và đất nước. Quản lý kết quả học tập, rèn luyện của học viên, cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

Ba là, liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đào tạo cán bộ kỹ thuật các chuyên ngành theo yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo yêu cầu hợp tác quốc tế.

Bốn là, mở rộng các chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về khai thác, thiết kế, chế tạo, sản xuất vũ khí trang bị, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu khai thác, làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật có ứng dụng công nghệ cao.

Năm là, nghiên cứu, mở mới các ngành, chuyên ngành, đề xuất đổi mới quy trình đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0.

Về ngành nghề đào tạo, cùng với sự phát triển chung của ngành giáo dục, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường cũng không ngừng được mở rộng. Từ nhiệm vụ ban đầu là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội, đến nay nhà trường đã có thêm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đào tạo cán bộ cho Quân đội các nước bạn Lào, Campuchia. Do đó, ngành nghề đào tạo cũng không ngừng được mở rộng. Hiện nay, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã có 39 chuyên ngành đào tạo hệ quân sự, 10 chuyên ngành đào tạo hệ dân sự, 17 mã ngành đào tạo cao học và 17 mã ngành tiến sĩ.

(Có phụ lục I kèm theo)

Về loại hình, lưu lượng đào tạo, ngoài các loại hình đào tạo truyền thống (chính quy, tại chức, theo địa chỉ), hiện nay Học viện đã mở rộng, phát triển các loại hình đào tạo mới: Đào tạo từ xa theo hệ thống cầu truyền hình cho hệ sau đại học (E-Learning).

Cùng với sự phát triển, mở rộng quy mô đào tạo, lưu lượng đào tạo cũng không ngừng được mở rộng. Chỉ tính riêng hệ kỹ sư quân sự, lưu lượng đào tạo khoảng 2500 học viên (trung bình hơn 500 học viên/khóa).

(Có phụ lục II kèm theo)

Về chất lượng đào tạo, hợp tác quốc tế về đào tạo, chất lượng đào tạo là yếu tố cơ bản, quyết định để đánh giá về một cơ sở đào tạo. Do vậy, nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, xuyên suốt của nhà trường. Chất lượng đào tạo không chỉ được thể hiện qua điểm số, qua tỷ lệ xếp loại khi tốt nghiệp mà còn phải thể hiện qua khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng, khả năng làm việc trong quá trình công tác của học viên, sinh viên và sự hài lòng của các đơn vị sử dụng lao động. Chất lượng đào tạo của các nhà trường trong thời gian qua đã được khẳng định, không ngừng được củng cố, nâng cao.

Kết quả phân loại tốt nghiệp của Học viện Kỹ thuật Quân sự qua các năm:

Bảng 2.1: Tỷ lệ phân loại tốt nghiệp Năm học

Phân loại (%) 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019

Giỏi - Xuất sắc 14,06 18,73 15,38 44,57

Khá 70,68 72,91 81,54 54,29

TBK - TB 15,26 8,37 3,08 1,14

Như vậy, tỷ lệ tốt nghiệp khá, giỏi, xuất sắc liên tục được củng cố và tăng lên, tỷ lệ trung bình liên tục giảm qua các năm.

Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường hiện nay là mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo. Việc hợp tác này có thể là gửi cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên đi học tại các trường nước ngoài, thực hiện liên kết đào tạo hoặc mời các chuyên gia giỏi của nước ngoài

về phổ biến, trao đổi kinh nghiệm về quá trình tổ chức đào tạo... Hiện nay, đối với Học viện Kỹ thuật Quân sự đang thực hiện liên kết đào tạo với Nga (trường Đại học Kỹ thuật quốc gia Moscow Bau-man, ĐH quốc gia Saint - Petersburg…), Cộng hòa Belarus (trường ĐH kỹ thuật quốc gia Belarus, trường Hàng không nhà nước Minsk… ), Trung Quốc (trường Đại học Nam Kinh, Thanh Hoa), Nhật Bản (Học viện Phòng vệ Nhật Bản)... Đặc biệt với Nga, Nhật Bản, Học viện thường xuyên mở các cuộc hội thảo trong nước, mời các chuyên gia giỏi của bạn tham dự, cử các đoàn công tác sang Nga, Nhật Bản để trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về đào tạo. Ngoài ra, Học viện còn gửi cán bộ, giảng viên đi thực tập sinh, nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo nước ngoài như: AIT/Thái Lan, Brno/Cộng hòa Séc, Học viện Phòng vệ Nhật Bản, Sidney/Úc...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 67 - 70)