Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Kỹ thuật Quân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 91 - 94)

thuật Quân sự

2.4.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã không ngừng tập trung, chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực với những giải pháp thiết thực từ thu hút, tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá phân loại và các chính sách đãi ngộ... Kết quả là đội ngũ nguồn nhân lực Học viện đã được nâng cao, phát triển cả về số và chất lượng. Đội ngũ ngày được trẻ hóa, song hành với đó là trình độ không ngừng được nâng cao. Cụ thể: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên hiện có cơ bản đáp ứng tốt được các yêu cầu, nhiệm vụ về giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trình độ GS đạt 1%, PGS đạt 6%; TS, TSKH đạt 30%; ThS đạt 36%; ĐH đạt 27%. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, giảng viên giai đoạn gần đây được nâng lên rõ rệt, hiện nay có gần 500 đồng chí đã học tập và tốt nghiệp ở nước ngoài (Nga, Séc, Belarus, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ, Úc, Áo, Nie Di-lân,...); 237 đồng chí có chứng chỉ Tiếng Anh do các tổ chức khảo thí quốc tế cấp (trình độ C2: 08 đồng chí; trình độ C1: 14 đồng chí; trình độ B2: 156 đồng chí và trình độ B1: 59 đồng chí) [24].

Trung bình hằng năm, Học viện đã cử đi đào tạo đạt 10% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên hiện có. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã xây dựng được đội ngũ nhân lực có số lượng phù hợp, cơ cấu đồng bộ, đạt chất lượng cao. Một trong những biện pháp quan trọng đó là quy trình đào tạo giảng viên, nghiên cứu viên trẻ, rất năng động và vận hành hiệu quả, với quy trình đó thì đội ngũ này sau khoảng 10 năm tốt nghiệp ra trường sẽ có thể đạt được trình độ TS trở lên; với phương châm gắn đào tạo với sử dụng, tăng cường đào tạo chiều sâu, đào tạo ở trình độ cao, đào tạo chuyên gia đầu ngành, nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ học vấn cao hơn một bậc so với cấp đào tạo. Từ năm 2015 đến nay, Học viện KTQS đã có 15 đồng chí được phong hàm GS, PGS, tiêu biểu có giảng viên đạt học vị TS và phong hàm PGS trẻ nhất toàn quân (TS 30 tuổi, PGS 34 tuổi). Trong đào tạo, bồi dưỡng đã kết hợp giữa chuyên môn, cập nhật kiến thức mới với đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, quân sự và đi thực tế tại các đơn vị trong toàn quân. Học viện đã tận dụng mọi khả năng và chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng để cử giảng viên, nghiên cứu viên đủ tiêu chuẩn đi đào tạo ở trong nước và nước ngoài. Qua đó, đã xây dựng được đội ngũ có trình độ cao, năng lực tốt, đảm đương tốt chức năng, nhiệm vụ giáo dục đào tạo và NCKH của nhà trường và quân đội.

Từ những số liệu thống kê cho thấy đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện trình độ đạt được tương đối cao và theo chương trình hành động thì trong những năm tới chất lượng nguồn nhân lực của Học viện sẽ tiếp tục được phát triển và nâng cao hơn nữa, đa số giảng viên, nghiên cứu viên đều có trình độ sau đại học, số có trình độ đại học tập trung chủ yếu vào lực lượng trẻ mới được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp đại học. Đến nay, lực lượng giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện được trẻ hóa mạnh mẽ, độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm đến 35%, độ tuổi từ 35÷50 tuổi chiếm 52% quân số chung.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Học viện cũng đã tích cực, chủ động tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KHCN có cơ cấu chuyên môn đồng bộ, chất lượng tốt, đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo và NCKH trong thời đại CMCN 4.0, chú trọng nguồn nhân lực KHCN thuộc các lĩnh vực chính của CMCN 4.0, phù hợp với quy hoạch ngành nghề đào tạo và định hướng nghiên cứu của Học viện, theo sát quy hoạch của các bộ môn, khoa, viện, trung tâm đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Trước mắt rà soát chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 trong Học viện.

2.4.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

Mặc dù đã có sự hợp tác giữa các Nhóm nghiên cứu mạnh, giải quyết được những nhiệm vụ lớn, nhưng chưa đều, số lượng chuyên gia đầu ngành trong Học viện chưa nhiều. Việc đăng ký xét duyệt chức danh sĩ quan - chuyên môn - kỹ thuật và chức danh GS, PGS còn thấp so với Kế hoạch đã được phê duyệt.

Công tác xây dựng đội ngũ, phát triển nguồn nhân lực giảng viên, nghiên cứu viên có một số tồn tại như: (1) Nguồn vào đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chưa thực sự đa dạng; đội ngũ có học hàm GS, PGS có xu hướng trẻ hóa nhưng độ tuổi trung bình vẫn còn cao, chưa đồng đều ở các nhóm ngành; (2) Một số giảng viên, nghiên cứu viên có học vị TS nhưng chuyên ngành được đào tạo chưa thực sự sát với chuyên ngành giảng dạy và hướng nghiên cứu chuyên sâu nên cơ cấu chuyên môn ở một số ít bộ môn, nhóm nghiên cứu chưa thực sự phù hợp; số giảng viên, nghiên cứu viên mới được đào tạo ở nước ngoài còn thiên nhiều về lý thuyết, kiến thức thực tế hạn chế; một số lĩnh vực còn thiếu chuyên gia đầu ngành; (3) Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vẫn còn thấp, khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ của giảng viên chưa đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc

tế. Khả năng giao tiếp và trao đổi chuyên môn bằng tiếng Anh vẫn còn là điểm yếu của phần đông đội ngũ của Học viện; (4) Có thời điểm, cơ cấu đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chưa phù hợp, số thừa không thay thế được số thiếu, cơ cấu độ tuổi có biểu hiện mất cân đối, chưa cập nhật các phương pháp giảng dạy tiên tiến...

Về nhận thức, một số bộ phận cán bộ, giảng viên chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc hội nhập CMCN 4.0. Chưa tích cực tìm hiểu, nâng cao nhận thức để thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trước yêu cầu của CMCN 4.0 (vai trò tuyên tuyền, chuẩn bị kiến thức, phương pháp làm việc).

Nguyên nhân của các mặt hạn chế: (1) Học viện triển khai thực hiện Chương trình hành động đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0 giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo, trong bối cảnh Học viện đang xây dựng và triển khai nhiều Kế hoạch khác nên công tác triển khai có mặt còn thiếu đồng bộ hoặc bị chồng chéo; (2) Một số nội dung phụ thuộc kế hoạch của trên như (đào tạo, khảo thí và đảm bảo chất lượng,...); (3) Số lượng và quy mô các đề tài lớn còn tập trung vào một số ít Nhóm nghiên cứu mạnh, trong khi nhân lực hạn chế và sự phối hợp giữa các Nhóm nghiên cứu mạnh chưa sâu. Kinh phí đảm bảo chưa kịp thời (thường cấp vào cuối năm) nên khó khăn trong thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 91 - 94)