Phân tích thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 76 - 79)

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại Học viện Kỹ thuật Quân sự

2.2.2. Phân tích thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực

2.2.2.1. Cơ cấu theo ngành

Với đặc thù là trường đại học kỹ thuật, đào tạo sĩ quan về lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự cho Quân đội và đất nước nên các nội dung, nhiệm vụ đào tạo tập trung chủ yếu ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực khác như: Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quân sự, ngoại ngữ... được phân bổ hợp lý theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng. Do đó, chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên Học viện chiếm đại đa số giảng dạy về lĩnh vực khoa học kỹ thuật (chiếm 87%).

87% 5%

4%

4%

Cơ cấu theo ngành khối giảng dạy, nghiên cứu

Khoa học kỹ thuật Khoa học xã hội và nhân văn Khoa học quân sự Ngoại ngữ

2.2.2.2. Cơ cấu theo độ tuổi và học hàm, học vị

Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện những năm qua được trẻ hóa mạnh mẽ, có sự hài hòa, nối tiếp nhau giữa các thế hệ. Với một số lượng lớn giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ TS, TSKH, GS, PGS ở độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao; đa số ở trong độ tuổi từ 35÷50 tuổi. Từ đó có thể thấy rằng, cơ cấu đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên Học viện có thế mạnh là sự trẻ hóa đội ngũ, có trình độ cao. Do đó, đây chính là cơ hội tốt để Học viện tạo nên nhiều bước đột phá để phát triển mạnh mẽ, thực chất về chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác khoa học kỹ thuật quốc tế. 0 50 100 150 200 250 300

Dưới 35 tuổi Từ 35 ÷ 50 tuổi Từ 51 ÷ 57 tuổi Trên 57 tuổi

Cơ cấu độ tuổi theo học hàm, học vị

Giáo sư Phó Giáo sư TS, TSKH

Hình 2.4: Cơ cấu độ tuổi theo học hàm, học vị

Không chỉ riêng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có học hàm, học vị được phân bố ở nhóm tuổi trẻ hóa mà nhìn chung đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện cũng được quy hoạch, phân bố một cách khá hợp lý. Đội ngũ dưới 35 tuổi chiếm đến 35% quân số, đây là lực lượng quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng thành những giảng viên, cán bộ nghiên cứu giỏi, chủ chốt tại các

bộ môn, khoa, viện, trung tâm; tương lai sẽ là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đơn vị.

Trước mắt, đội ngũ cán bộ, giảng viên đang ở “độ chín” cả về độ tuổi, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm công tác... đang chiếm đa số quân số Học viện (52%). Đây là lực lượng giữ vai trò then chốt, đóng góp sản phẩm trí tuệ của mình vào công cuộc giảng dạy, nghiên cứu của Học viện, góp phần xây dựng, phát triển và đào tạo cho đất nước, quân đội nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ cao, kỹ năng tốt.

Hình 2.5: Cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ cán bộ, giảng viên

2.2.2.3. Cơ cấu theo giới tính

Do đặc thù là trường quân đội, đào tạo về lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự đặc thù, đòi hỏi người học và người dạy phải có các điều kiện tiêu chuẩn về sức khỏe, hình thể, năng lực... nên đa phần phù hợp với nam giới. Do đó, lực lượng giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện chủ yếu là nam giới, chỉ có một phần nhỏ là nữ giới công tác tại một số khoa bộ môn đặc thù phù hợp với nữ giới đó là: Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 76 - 79)