Yếu tố bên trong trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 45 - 47)

1.4.1.1. Kế hoạch, chiến lược phát triển của trường

Kế hoạch, chiến lược phát triển trường đại học xác định các định hướng lớn, tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi, các mục đích trọng tâm và các chiến lược hành động cụ thể cho các lĩnh vực hoạt động chủ chốt của nhà trường trong một giai đoạn dài hạn, trong đó phát triển nguồn nhân lực giảng viên, nghiên cứu viên luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

Phát triển nguồn nhân lực giảng viên, nghiên cứu viên phải dựa trên cơ sở các mục đích, mục tiêu cụ thể, dựa trên việc phân tích đánh giá hiện trạng tình hình đội ngũ được xác định trong kế hoạch chiến lược mà tìm ra các giải pháp tối ưu. Do vậy, kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến các giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

1.4.1.2. Quan điểm, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ lãnh đạo và quản lý giáo dục

Quan điểm, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ lãnh đạo, quản lý nhà trường (cấp trường, khoa, phòng, ban, bộ môn, viện, trung tâm…) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển nguồn nhân lực của nhà trường. Các chủ thể lãnh đạo, quản lý nhà trường có tầm nhìn, có năng lực dự báo, chú trọng việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quan tâm đến yếu tố con người, sẽ tìm ra những cách cụ thể, sát thực trong phát triển nguồn nhân lực theo định hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội.

1.4.1.3. Năng lực phát triển tự thân của đội ngũ nhân lực

Những tác động từ tổ chức, nhà quản lý để phát triển nguồn nhân lực chỉ mang lại kết quả thực sự và hiệu quả khi biến thành sức mạnh nội sinh, thúc đẩy sự tự thân vận động, tự phát triển bản thân của họ. Điều này hoàn toàn phù hợp theo quy luật phát triển, giải quyết các mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển. Các yếu tố như năng lực lập kế hoạch, xác định mục tiêu, năng lực tự học, nghiên cứu và học tập suốt đời, đổi mới thích ứng với những thay đổi và xu hướng phát triển khách quan của thời đại… của mỗi cá nhân sẽ là yếu tố bên trong hết sức quan trọng, cùng với các yếu tố tác động từ tổ chức, nhà quản lý để tạo nên sự phát triển đội ngũ.

1.4.1.4. Môi trường, văn hóa nhà trường

Môi trường trường đại học, nơi làm việc, giảng dạy, NCKH, phát triển học thuật, nơi mà những quan hệ xã hội thu nhỏ được diễn ra hằng ngày trong môi trường giáo dục, có tính chuẩn mực văn hóa. Thông qua đó, đội ngũ nguồn nhân lực có thêm động lực, tận tâm với nhà trường, tâm huyết với nghề nghiệp, đổi mới và phát triển bản thân không ngừng… tạo nên một môi trường, phong trào nâng cao năng lực bản thân từ giảng dạy đến nghiên cứu

trong toàn trường. Có như vậy, mọi người mới yên tâm công tác, tâm huyết và coi nhà trường như ngôi nhà chung của mỗi người.

1.4.1.5. Điều kiện cơ sở vật chất giáo dục

Cơ sở vật chất giáo dục vừa là công cụ, phương tiện của việc giảng dạy, nghiên cứu, vừa là đối tượng của nhận thức. Nó là yếu tố góp phần quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, là cầu nối giữa giảng viên và sinh viên góp phần thực hiện tốt được các mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo. Cơ sở vật chất giáo dục hiện đại là điều kiện để người giảng viên, nghiên cứu viên làm cơ sở để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, điều kiện để học tập, nghiên cứu, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng đội ngũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)