Phát triển về cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 42 - 43)

1.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực

1.2.3. Phát triển về cơ cấu

Cơ cấu đội ngũ nguồn nhân lực tại các cơ sở giáo dục đại học được thực hiện và xây dựng trên các mặt: Cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, cơ cấu học vị, học hàm; cơ cấu nguồn đào tạo; cơ cấu lực lượng hiện có… một cách hợp lý, làm cho đội ngũ này ngày càng cân đối hài hòa, phát huy được vai trò, sức mạnh trong thực hiện bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và vững chắc, khắc phục hạn chế vốn đang còn tồn tại hiện nay.

Phát triển về cơ cấu đội ngũ nguồn nhân lực cũng chính là làm cho cơ cấu đó ngày càng trở nên năng động, hoàn thiện, phù hợp và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, nhiệm vụ luôn biến động. Cơ cấu nguồn nhân lực bao gồm tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng (chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…); tỷ lệ về ngành nghề đào tạo; tỷ lệ giới tính; tỷ lệ theo độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tỷ lệ giảng viên/sinh viên theo tiêu

chuẩn trong nước và quốc tế. Phát triển về cơ cấu cần bám sát mục tiêu chiến lược phát triển của ngành, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Trong xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện nay, phát triển nguồn nhân lực là quá trình xây dựng đội ngũ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, chức danh. Quá trình làm cho đội ngũ nguồn nhân lực thích ứng với sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội, có khả năng sáng tạo để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ được giao; tạo ra sự gắn kết giữa chuẩn nghề nghiệp, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng với việc sử dụng, chế độ đãi ngộ, tôn vinh hợp lý; đồng thời tạo môi trường làm việc dân chủ, thuận lợi và đánh giá đội ngũ một cách khoa học, công tâm. Quá trình phát triển đội ngũ là một quá trình liên tục nhằm thay đổi thực trạng hiện tại để ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt.

Phát triển đội ngũ nguồn nhân lực là một quá trình kép, bao gồm sự tích cực tự vận động, phát triển của cá nhân và sự vận động, phát triển của xã hội, nhà trường, đồng nghiệp đối với họ, trong đó sự tích cực tự vận động phát triển của cá nhân giữ vai trò quan trọng.

Do đó, phát triển đội ngũ nguồn nhân lực cần phải xây dựng cơ chế, hoàn thiện các chính sách thu hút hấp dẫn, tuyển dụng công khai, minh bạch; đánh giá công tâm, khách quan, sử dụng đúng người, đúng việc, luôn đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ, đồng thời có chính sách đãi ngộ xứng đáng và tạo môi trường làm việc thuận lợi, dân chủ, tôn vinh nghề giáo dục và đội ngũ nhà giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 42 - 43)