9. Cấu trúc của đề tài
1.2.2. Quản lý trường tiểu học
Nhà trường là một cơ sở giáo dục, ở đó, con người được học cùng nhau, nhà trường là nơi sản sinh ra tài năng cho đất nước và là nơi mà ở đó tất cả những người thầy tự nguyện đến với nhau, là cơ sở đúng đắn duy nhất cho một trung tâm giáo dục thực sự [23].
chức được các hoạt động dạy và học, cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân, đất nước [18].
Quản lý trường tiểu học với mục tiêu nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở [2].
Quản lý nhà trường là thực hiện theo đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và từng học sinh cụ thể [19]
Như vậy, quản lý trường tiểu học là thực hiện quản lý nhà trường nói chung, là sự tác động có kế hoạch, có mục đích của Hiệu trưởng trường tiểu học đến các hoạt động trong nhà trường, thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra - đánh giá các hoạt động trong nhà trường tiểu học nhằm đạt mục tiêu giáo dục tiểu học. Quản lý trường tiểu học với những nội dung như: quản lý hoạt động dạy học, giáo dục, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, quản lý tài sản, quản lý cơ sở vật chất, quản lý môi trường, quản lý bán trú, quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi, quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, quản lý phát triển các mối quan hệ giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường…nhằm giúp học sinh tiểu học hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để chuẩn bị tốt cho bậc học tiếp theo.