Tăng cường công tác kiểm tr a đánh giá hoạt động xây dựng trường học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 103 - 106)

9. Cấu trúc của đề tài

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tr a đánh giá hoạt động xây dựng trường học

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực học thân thiện học sinh tích cực

- Mục tiêu biện pháp:

Kiểm tra – đánh giá thường xuyên, định kỳ trong quá trình thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sẽ góp phần phát huy tính tích cực trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh và hình thành ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời tạo minh chứng khoa học giúp nhà trường phát hiện sai sót và kịp thời có biện pháp điều chỉnh.

- Nội dung biện pháp:

Các nội dung cần được thực hiện trong biện pháp này bao gồm:

Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ đầu năm học;

Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động bồi dưỡng, hoạt động giáo dục ngoại khóa, vui chơi, hội thi, văn nghệ, thể thao;

Tạo điều kiện cho tập thể sư phạm nhà trường tham gia thực hiện công tác kiểm tra đánh giá;

Tổ chức kiểm tra khả năng lồng ghép hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào môn học và các hoạt động giáo dục ngoài khóa;

Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra – đánh giá hoạt động và phổ biến những kinh nghiệm, giải pháp khắc phục trong tập thể nhà trường.

- Cách thực hiện biện pháp:

Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ đầu năm học: Để xây dựng kế hoạch tổ chức đánh giá hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường thực hiện phân công hợp lý trong các lực lượng giáo dục nhà trường thu thập những thông tin, điệu kiện tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, kiểm tra xác định nội dung chương trình giáo dục đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, xác định điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục, cũng như khả năng phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động và kiểm tra sự tiếp thu, hài lòng của học sinh trong quá trình thực hiện trải nghiệm rèn luyện kỹ năng để có kế hoạch khắc phục, phòng ngừa. Đặc biệt, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được xây dựng sát với thực tế, năng lực đội ngũ giáo viên nhà trường;

Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động bồi dưỡng, hoạt động giáo dục ngoại khóa, vui chơi, hội thi, văn nghệ, thể thao: Hiệu trường phân công, phân nhiệm các bộ phận phụ trách thu thập thông tin, pháp lý để xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng, khả năng lồng ghép nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các hoạt động giáo dục ngoại khóa của giáo viên. Đồng thời, tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên có thể tham khảo theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Trong các đánh giá chất lượng các hoạt động ngoài khóa, hoạt động vui chơi, thể thao, các tiêu được xây dựng cụ thể, rõ ràng phù hợp với thực tế, điều kiện nhà trường như: Các trò chơi dân gian phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học; cơ sở vật chất, không gian hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi an toàn, thoáng mát;

Tạo điều kiện cho tập thể sư phạm nhà trường tham gia thực hiện công tác kiểm tra đánh giá: Phối hợp các lực lượng huy động nguồn lực, vật lực từ bên ngoài nhà trường hỗ trợ về kinh phí, điều kiện thực hiện kiểm tra chất lượng hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học. Đồng thời, thực hiện theo chỉ đạo cấp trên về chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, thực hiện theo Thông tư

16/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ngày 03 tháng 8 năm 2018;

Tổ chức kiểm tra khả năng lồng ghép hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào môn học và các hoạt động giáo dục ngoài khóa: Hiệu trưởng phân công phù hợp cho tập thể sư phạm thực hiện nhiệm vụ đánh giá thường xuyên, định kỳ về khả năng lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử vào các hoạt động ngoại khóa, đồng thời thành lập Ban kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục, phân công quan sát, dự giờ, nhận xét quá trình trải nghiệm của học sinh trong các môn học, trong các hoạt động, phong trào trong lớp và ngoài lớp, đảm bảo các học sinh, khối lớp trong nhà trường được tham gia đầy đủ, hiệu quả. Đồng thời, phân công thu thập thông tin, đánh giá về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình lồng ghép nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực vào các môn học, các hoạt động. Kiểm tra đánh giá sự quan tâm của đội ngũ giáo viên trong việc tìm hiệu học sinh, phối kết hợp trong các phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, làm việc nhóm và lồng ghép việc xây dựng kỹ năng sống cho học sinh;

Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra – đánh giá hoạt động và phổ biến những kinh nghiệm, giải pháp khắc phục trong tập thể nhà trường: Sơ kết, tổng kết là điều kiện để giúp nhà trường xem xét lại kết quả thực hiện trong các hoạt động nhà trường trong từng giai đoạn đã triển khai, cũng như rút kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả công tác sơ kết, tổng kết, Hiệu trưởng nhà trường xác định mục đích và yêu cầu của việc sơ kết, tổng kết, phân công nhiệm vụ các bộ phận phụ trách thu thập thông tin, xử lý thông tin trong từng giai đoạn khác nhau. Xây dựng đề cương kế hoạch triển khai thực hiện việc sơ kết, tổng kết, Hiệu trưởng nhà trường thực hiện thu thập thông tin, kinh nghiệm, giải pháp giải quyết trong những tình huống, vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Thực hiện lựa chọn các phương pháp sử dụng trong báo cáo (mô tả, so sánh, phân tích nguyên nhân). Đặc biệt, trong quá trình xây dựng báo cáo tổng hợp, Hiệu trưởng tập trung xác định đối tượng được khen thưởng theo chính sách, nguồn lực đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chính sách, mặt hạn chế của chính sách, xin ý kiến đóng góp để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Để góp phần nâng cao chất lượng trong công tác kiểm tra đánh giá hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và mang lại hiệu quả hoạt động giáo dục ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, Hiệu trưởng nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể trong công tác kiểm tra – đánh giá, phải nắm bắt kịp thời văn bản pháp lý, phải nhất quán trong chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá,

phải có tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể. Đồng thời, phải có công cụ lưu trữ hồ sơ, kết quả kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá minh bạch.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)