Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây trường học thân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 67 - 76)

9. Cấu trúc của đề tài

2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây trường học thân

Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch cũng có vai trò rất quan trọng sau khi kế hoạch hoạt động đã được phê duyệt trong mỗi hoạt động của nhà trường. Trong phần

này, người nghiên cứu tập trung khảo sát đánh giá mức độ đạt được về việc tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực gồm: Tổ chức xây dựng môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Tổ chức xây dựng môi trường học tập thân thiện cho HS; Tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi HS, chương trình môn học; Tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học; Tổ chức các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian, vui chơi, lành mạnh; Tổ chức hoạt động tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương, cụ thể như:

Kết quả khảo sát thực trạng tổ thức môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.11 như

Bảng 2.11. Thực trạng tổ thức môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn ở các trường tiểu học

TT Tổ thức môi trƣờng vật chất, cảnh quan trƣờng, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 1

Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu và sắp xếp, bố trí số lượng HS/lớp phù hợp với diện tích, không gian trường lớp

3.88 0.628 2 Khá

2

Phân công chăm sóc, bảo dưỡng khuôn viên nhà trường (hàng rào, cổng trường, biển trường) an toàn, thân thiện

3.62 0.581 4 Khá

3

Phát động phong trào trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh hài hòa và phù hợp với quy hoạch của nhà trường

2.26 0.656 7 Yếu

4

Tổ chức tuyên truyền giáo dục HS nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn

3.73 0.642 3 Khá

5 Tổ chức phân loại và xử lý rác trong trường lớp 2.22 0.689 8 Yếu

6 Lắp đặt thiết bị vệ sinh phù hợp nhu cầu sử

dụng và lứa tuổi HS tiểu học 3.91 0.667 1 Khá 7 Tổ chức thăm khám sức khỏe cho HS định kỳ 3.50 0.604 6 Khá

8 Thiết kế trang phục của CBQL,GV,NV,HS

Nhìn vào bảng 2.11 cho thấy, các nội dung trong tổ thức môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn được nhóm CBQL và nhóm GV tại các trường tiểu học tham gia khảo sát đánh giá đạt mức độ khá khi thực hiện và được sắp xếp giảm dần theo thứ bậc như sau:

“Lắp đặt thiết bị vệ sinh phù hợp nhu cầu sử dụng và lứa tuổi HS tiểu học” (điểm trung bình là 3.91, xếp hạng 1);

“Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu và sắp xếp, bố trí số lượng HS/lớp phù hợp với diện tích, không gian trường lớp”(điểm trung bình là 3.88, xếp hạng 2);

“Tổ chức tuyên truyền giáo dục HS nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”(điểm trung bình là 3.73, xếp hạng 3);

“Phân công chăm sóc, bảo dưỡng khuôn viên nhà trường (hàng rào, cổng trường, biển trường) an toàn, thân thiện” (điểm trung bình là 3.62, xếp hạng 4);

“Thiết kế trang phục của CBQL,GV,NV,HS gọn gàng, sạch, đẹp, lịch sự” (điểm trung bình là 3.57, xếp hạng 5);

“Tổ chức thăm khám sức khỏe cho HS định kỳ” (điểm trung bình là 3.50, xếp hạng 6).

Độ lệch chuẩn trong các trường hợp thấp (từ 0.579 đến 0.667) thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Qua phỏng vấn một số giáo viên, có nhiều ý kiến cho rằng “Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được nhà trường quan tâm, triển khai thực hiện sâu rộng và đã xây dựng các giải pháp thực hiện tốt, phát động thực hiện tuần lễ không rác, cổng trường em sạch đẹp, an toàn” (GV7,GV8). Qua đó, để đáp ứng yêu cầu trong việc tổ thức môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã triển khai nhiều biện pháp, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi nhằm tuyên truyền giáo dục học sinh nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung, tạo môi trường học tập xanh, sạnh, đẹp.

Bên cạnh đó, các nội dung trong công tác tổ thức môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn được các CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá đạt mức độ yếu khi thực hiện và được sắp xếp giảm dần theo thứ bậc như: “Phát động phong trào trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh hài hòa và phù hợp với quy hoạch của nhà trường” (điểm trung bình là 2.26, xếp hạng 7); “Tổ chức phân loại và xử lý rác trong trường lớp” (điểm trung bình là 2.22, xếp hạng 8). Đồng thời, có ý kiến cho rằng “nhà vệ sinh được nhà trường xây dựng phù hợp với nhu cầu sử dụng theo lứa tuổi nhưng chưa giúp học sinh thích thú, thấy thoải mái khi đi vệ sinh, nhà vệ sinh thiết kế chưa mở. Để giải tỏa nỗi ám ảnh về nhà vệ sinh trường học, nhà trường cần thiết kế lại nhà vệ sinh theo hướng sáng – xanh – sạch – đẹp, sử dụng nhiều hình ảnh bố trí treo

tường để các em thích thú, giảm căng thẳng sau tiết học, đặc biệt cần trang bị dung dịch rửa tay đầy đủ”(GV9,GV10). Như vậy, tuy nhà trường đã xây dựng, lắp đặt thiết bị vệ sinh phù hợp, thực hiện tuyên truyền giáo dục học sinh nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, nhưng để tạo môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn hơn, đặc biệt là cảnh quan, môi trường nhà vệ sinh nhà trường cần huy động nhiều nguồn lực để thiết kế, tu sửa nhà vệ sinh theo hướng thân thiện, xung quanh nhà vệ sinh cần có những chậu cây xanh, có những hình ảnh thể hiện thông điệp giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường, tạo hứng thú, gần gũi và sạch đẹp.

Kết quả khảo sát thực trạng tổ thức xây dựng môi trường học tập thân thiện cho HS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.12 như

Bảng 2.12. Thực trạng tổ thức xây dựng môi trường học tập thân thiện cho HS ở các trường tiểu học

TT Tổ thức xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho HS

Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại

1 Tổ chức tuyên truyền bộ Quy tắc ứng xử văn

hóa trong nhà trường cho tập thể sư phạm 3.69 0.753 1 Khá 2 Tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho HS

trong các môn học phù hợp, hiệu quả 2.01 0.735 4 Yếu

3 Tổ chức theo dõi, uốn nắn hành vi ứng xử,

gây gỗ, đánh nhau, bắt nạt của HS 2.26 0.765 3 Yếu

4

Xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa GV với HS, HS với HS, GV với cha mẹ HS và cộng đồng xã hội

3.61 0.634 2 Khá

Bảng 2.12 cho thấy, các nội dung tổ thức xây dựng môi trường học tập thân thiện cho HS ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được nhóm CBQL và nhóm GV tham gia khảo sát đánh giá đạt mức độ khá khi thực hiện và được sắp xếp giảm dần theo thứ bậc như sau: “Tổ chức tuyên truyền bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường cho tập thể sư phạm” (điểm trung bình là 3.69, xếp hạng 1); “Xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa GV với HS, HS với HS, GV với cha mẹ HS và cộng đồng xã hội” (điểm trung bình là 3.61, xếp hạng 2). Độ lệch chuẩn trong các trường hợp thấp (0.634 và 0.753) thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL, GV tham gia đánh giá. Riêng các nội dung “Tổ chức theo dõi, uốn nắn hành vi ứng xử, gây gỗ, đánh nhau, bắt nạt của HS” (điểm trung bình là 2.26) và “Tổ chức giáo

dục văn hóa ứng xử cho HS trong các môn học phù hợp, hiệu quả” (điểm trung bình là 2.01) được các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ yếu. Qua phỏng vấn, ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng “Nhà trường đã phát động phong trào phòng chống bạo lực học đường, xây dựng văn hóa học đường, nhưng còn nhiều khó khăn trong quá trình đánh giá phát hiện hành vi ứng xử giữa các cá nhân, tập thể, do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, trong đó do áp lực trong công việc, cũng như do một số cán bộ, giáo viên, học sinh không kiểm soát được những hành vi, cử chỉ của mình với người khác. Đồng thời, nhà trường thiếu công cụ, tiêu chí để phát hiện, biểu hiện hành vị bạo lực” (HT3,HT5). “Gần đây trong trường thường xuyên xảy ra tình trạng học sinh bị mất đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập, tiền tiêu vặt trong giờ ra chơi” (GV1,GV2) .Như vậy, các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương cần đã có những hoạt động quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng trong công tác tổ thức xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh, thực hiện kiện toàn nội dung, quy tắc ứng xử giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, tích cực hướng dẫn giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm tạo dựng các mối quan hệ với phụ huynh học sinh, xây dựng niềm tin cho phụ huynh học sinh về chất lượng giáo dục nhà trường.

Kết quả khảo sát thực trạng tổ thức hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi HS, chương trình môn học tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.13 như

Bảng 2.13. Thực trạng tổ thức hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi HS, chương trình môn học ở các trường tiểu học

TT

Tổ thức hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi HS, chƣơng trình môn học Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 1

Tổ chức phân công hướng dẫn GV tìm kiếm, khai thác thông tin, thiết kế bài giảng phù hợp, hiệu quả

3.57 0.679 2 Khá

2 Tổ chức các hoạt động đổi mới phương

pháp dạy học 3.84 0.723 1 Khá

3 Xây dựng sáng kiến, thực hiện các giải

pháp để nâng cao chất lượng day học 2.38 0.603 3 Yếu Nhìn vào bảng 2.13 cho thấy, các nội dung tổ thức hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh, chương trình môn học được nhóm CBQL và nhóm GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ khá khi thực hiện, bao gồm: “Tổ chức

các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học” (điểm trung bình là 3.84, xếp hạng 1); “Tổ chức phân công hướng dẫn GV tìm kiếm, khai thác thông tin, thiết kế bài giảng phù hợp, hiệu quả” (điểm trung bình là 3.57, xếp hạng 2). Độ lệch chuẩn trong các trường hợp thấp (0.679 và 0.723) thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia đánh giá. Như vậy, việc tổ chức phân công hướng dẫn cho giáo viên khai thác thông tin, thực hiện bài giảng hiệu quả, đẩy mạng các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao kết quả học tập cho học sinh.

Riêng nội dung “Xây dựng sáng kiến, thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng day học” (điểm trung bình là 2.38, xếp hạng 3). Qua phỏng vấn, ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng “nhà trường đã tổ chức nhiều chuyên đề, hội thảo, cuộc thi về việc viết sáng kiến, kinh nghiệm, hoạt động đã đưa ra nhiều giải pháp để xây dựng trường học thân thiện, cũng như nâng cao chất lượng dạy và học, nhưng phần lớn những giải pháp sáng kiến đề ra chưa đi vào thực tiễn” (HT1). Như vậy, những sáng kiến, những giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường còn nhiều hạn chế, chưa gắn liền với điều kiện thực tế nhà trường.

Kết quả khảo sát thực trạng tổ thức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.14 như

Bảng 2.14. Thực trạng tổ thức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học ở các trường tiểu học

TT Tổ thức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 1

Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học trong các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép trong các môn học

3.70 0.620 3 Khá

2

Tổ chức rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt nhóm

3.71 0.638 2 Khá

3

Tổ chức rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước

3.74 0.639 1 Khá

4

Tổ chức rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, hợp tác, phòng ngừa bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội

Nhìn vào bảng 2.14 cho thấy, các nội dung tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ khá khi thực hiện, bao gồm: “Tổ chức rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước” (điểm trung bình là 3.74, xếp hạng 1); “Tổ chức rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt nhóm” (điểm trung bình là 3.71, xếp hạng 2); “Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học trong các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép trong các môn học” (điểm trung bình là 3.70, xếp hạng 3). Độ lệch chuẩn trong các trường hợp thấp cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Qua đó, việc tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được nhà trường thực hiện trong các hoạt động ngoài giờ bao gồm kỹ năng phòng chống tại nạn giao thông, đuối nước nâng cao khả năng tự vệ cho học sinh.

Riêng việc “Tổ chức rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, hợp tác, phòng ngừa bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội” chưa được đánh giá cao, điểm trung bình trong trường hợp này là 2.38 điểm ứng với mức độ yếu. Kết quả phỏng vấn cho thấy “rất lúng túng và khó khăn trong việc xác định nguyên nhân, tình huống, vấn đề ứng xử thiếu chuẩn mực của học sinh, khả năng gương mẫu của giáo viên, gương mẫu trong trang phục, cử chỉ, lời nói còn hạn chế” (GV9,GV10), đồng thời “nhà trường khó khăn áp lực về thời gian và kinh phí trong các hoạt động” (HT4). Qua đó, các trường cần tăng cường công tác tổ chức rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sống, tích cực xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự, ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường, đáp ứng các yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Kết quả khảo sát thực trạng tổ thức các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian, vui chơi, lành mạnh tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.15 như

Bảng 2.15. Thực trạng tổ thức các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian, vui chơi, lành mạnh ở các trường tiểu học

TT Tổ thức các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian, vui chơi, lành mạnh

Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 1

Tổ chức các hội thi văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian trong các các ngày lễ lớn trong năm, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của HS

TT Tổ thức các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian, vui chơi, lành mạnh

Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại

2 Tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca phù

hợp với lứa tuổi HS tiểu học 3.49 0.624 2 Khá

3 Tổ chức theo dõi, quan sát, đánh giá HS

trong quá trình chơi, đảm bảo an toàn 2.29 0.772 3 Yếu Nhìn vào bảng 2.15 cho thấy, các nội dung tổ chức các hoạt động giữ gìn, phát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)