9. Cấu trúc của đề tài
1.4.4. Chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh
Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, điều hành mọi hoạt động, và là huy động mọi
nguồn lực vào việc thực hiện kế hoạch hoạt động nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động đạt mục tiêu đề ra. Chỉ đạo cũng là chức năng quan trọng trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động trong nhà trường [19].
Để theo dõi, giám sát các hoạt động của từng bộ phận cũng như khuyến khích, đôn đốc các bộ phận thực hiện theo tiến độ kế hoạch đề ra. Sau khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động nói chung, hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nói riêng đã được thông qua, phải cần có sự chỉ đạo, định hướng của Ban giám hiệu nhà trường. Chỉ đạo còn là sự tác động cụ thể từ quản lý đến người được quản lý nhằm khuyến khích các lực lượng tham gia thực hiện tự nguyện và tích cực nhằm đạt mục tiêu đề ra [25].
Chính vì vậy, chỉ đạo hiệu quả hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực bằng cách khơi gợi được cảm hứng và động viên mọi người cùng làm việc để hướng về mục tiêu chung là vì học sinh, giúp học sinh được đến trường an toàn, được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, vui chơi an toàn, lành mạnh, được thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ trong học tập, hình thành kiến thức mới, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và tích luỹ thêm kinh nghiệm từ thực tiễn, cụ thể:
- Chỉ đạo xây dựng môi trƣờng vật chất, cảnh quan trƣờng lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: Chủ động tham mưu với cơ quan chủ quản về số lượng chỉ tiêu tuyển sinh trong năm học mới; Chỉ đạo các bộ phận xây dựng phong trào trồng cây xanh vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên; Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, trong đó có kế hoạch tổ chức tuyên truyền giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Động viên, tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các bộ phận tham chia sẻ và phổ biến kịp thời thông tin về hoạt động xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Khích lệ học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, sân trường, trong lớp và cá nhân.
- Chỉ đạo xây dựng môi trƣờng học tập thân hiện cho học sinh: Chỉ đạo cho tập thể sư phạm thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công khi tham gia vào hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Chỉ đạo cho tập thể sư phạm khai thác đưa các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử vào bài giảng các môn trên lớp; Chỉ đạo cho tập thể sư phạm phối hợp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra trong quá trình thực hiện hoạt động tuyên truyền xây dựng văn hóa ứng xử; Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng nâng cao khả năng giáo tiếp ứng xử văn hóa, năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho tập thể sư phạm nhằm tạo bầu không khi sư phạm thân thiện, thoải mái, học sinh học tập hiệu quả, giáo viên gắn bó với nghề;
- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn; Khuyến khích đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực; Động viên đội ngũ giáo viên luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh sáng tạo, rèn luyện kỹ năng tự học, đề xuất sáng kiến và cùng giáo viên thực hiện các giải pháp trong dạy và học.
- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: Hiệu trưởng chỉ đạo việc xác định năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên; Chỉ đạo rèn luyện kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước cho học sinh trong các hoạt động ngoại khóa; Chỉ đạo rèn luyện kỹ năng hợp tác, ứng xử, giải quyết tình huống quá lồng ghép trong các môn học; Đôn đốc các bộ phận phối hợp huy động nguồn lực từ các lực lượng trong và ngoài nhà trường để hỗ trợ thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian, vui chơi, lành mạnh trong nhà trƣờng: Tạo điều kiện thuận lợi cho tập thể sư phạm tổ chức các cuộc thi, trò chơi dân gian, hát dân ca trong những ngày lễ, hội trong năm; Chỉ đạo xây dựng ngân hàng trò chơi dân gian, bài hát dân ca phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học; Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân thường xuyên theo dõi, quan sát đảm bảo mọi hoạt động của học sinh trong quá trình vui chơi an toàn, lành mạnh, hiệu quả.
- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phƣơng: Tham mưu với cơ quan chủ quản chọn di tích lịch sử địa phương để chăm sóc, bảo tồn; Khuyến khích giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho học sinh ý thức gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử địa phương trong môn học, trong buổi sinh hoạt tập thể lớp; Chỉ đạo thực hiện phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tặng quà, thăm hỏi, về nguồn, thăm quan, khu di tích, lịch sử địa phương cho học sinh.
1.4.5. Kiểm tra – đánh giá hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học