Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động xây trường học thân thiện học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 76 - 84)

9. Cấu trúc của đề tài

2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động xây trường học thân thiện học

Trong phần này, người nghiên cứu tập trung khảo sát đánh giá mức độ đạt được trong công tác chỉ đạo hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, bao gồm các nội dung: Chỉ đạo xây dựng môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện cho HS; Chỉ đạo hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi HS, chương trình môn học; Tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học; Chỉ đạo các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian, vui chơi, lành mạnh; Chỉ đạo hoạt động tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương, cụ thể như:

Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo xây dựng môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.17 như

Bảng 2.17. Thực trạng chỉ đạo xây dựng môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn ở các trường tiểu học

TT

Chỉ đạo xây dựng môi trƣờng vật chất, cảnh quan trƣờng, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại

1 Chủ động tham mưu với cơ quan chủ quản

TT

Chỉ đạo xây dựng môi trƣờng vật chất, cảnh quan trƣờng, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại học mới 2

Chỉ đạo các bộ phận xây dựng phong trào trồng cây xanh vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên

3.69 0.761 3 Khá

3

Chỉ đạo GV chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch tuyên truyền giáo dục HS nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn

3.74 0.731 1 Khá

4

Động viên, tạo điều kiện để GV chủ nhiệm phối hợp với các bộ phận tham chia sẻ và phổ biến kịp thời thông tin về hoạt động xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn

3.56 0.679 4 Khá

5

Khích lệ HS tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, sân trường, trong lớp và cá nhân

2.34 0.719 5 Yếu

Nhìn vào bảng 2.17 cho chúng ta thấy, các nội dung chỉ đạo xây dựng môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn được nhóm CBQL và nhóm GV tại các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tình Bình Dương tham gia khảo sát đánh giá đạt mức độ khá, cụ thể như: “Chỉ đạo GV chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch tuyên truyền giáo dục HS nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” (điểm trung bình là 3.74, xếp hạng 1);“Chủ động tham mưu với cơ quan chủ quản về số lượng chỉ tiêu tuyển sinh trong năm học mới”(điểm trung bình là 3.73, xếp hạng 2);“Chỉ đạo các bộ phận xây dựng phong trào trồng cây xanh vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên”(điểm trung bình là 3.69, xếp hạng 3);“Động viên, tạo điều kiện để GV chủ nhiệm phối hợp với các bộ phận tham chia sẻ và phổ biến kịp thời thông tin về hoạt động xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” (điểm trung bình là 3.56, xếp hạng 4). Qua phỏng vấn một số giáo viên chủ nhiệm lớp, có ý kiến cho rằng “Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh về việc bảo vệ môi trường, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn có kế hoạch cụ thể để thực hiện các nội dung xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an

toàn, rèn luyện cho học sinh ý thức, kỹ năng cơ bản, học sinh phải có ý thức và hành động tự giác giữ gìn lớp học luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn. Đồng thời, chủ động thực hiện các hoạt động, gương mẫu trước học sinh về việc giữ gìn bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp-an toàn. Xây dựng kế hoạch trang bị thêm các thùng rác trong nhà trường, trong lớp học, xây dựng ý tưởng cải tạo bổ sung bồn hoa, cây cảnh, vường rau” (GV6). Như vậy, Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương thực hiện tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, cũng như chỉ đạo tập thể sư phạm xây dựng phong trào trồng cây xanh đầu năm.

Tuy nhiên trong công tác chỉ đạo “Khích lệ học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, sân trường, trong lớp và cá nhân” chưa mang lại hiệu quả (điểm trung bình 2.34, độ lệch chuẩn 0.719). Đồng thời, qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý cho thấy “Học sinh đa số là con em của các gia đình dân nhập cư theo cha mẹ đến làm ăn, sinh sống trên địa bàn, đời sống kinh tế khó khăn, phu huynh chưa quan tâm đến việc học tập, giáo dục của con mình, bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường lớp của một số học sinh chưa tốt” (HT2). Qua đó, Ban giám hiệu nhà trường cần quyết liệt hơn trong công tác chỉ đạo, chỉ đạo thành lập ban tổ chức xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường và trong lớp học.

Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện cho HS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.18 như

Bảng 2.18. Thực trạng chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện cho HS ở các trường tiểu học

TT Chỉ đạo xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho HS

Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 1

Chỉ đạo cho tập thể sư phạm khai thác đưa các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử vào bài giảng các môn trên lớp

3.68 0.730 1 Khá

2

Chỉ đạo cho tập thể sư phạm phối hợp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra trong quá trình thực hiện hoạt động tuyên truyền xây dựng văn hóa ứng xử

TT Chỉ đạo xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho HS

Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 3

Chỉ đạo xây dựng bầu không khi sư phạm thân thiện, thoải mái, HS học tập hiệu quả, GV gắn bó với nghề

3.53 0.613 2 Khá

Nhìn vào bảng 2.18 cho chúng ta thấy, các nội dung chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện cho HS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được nhóm CBQL và nhóm GV tham gia khảo sát đánh giá đạt mức độ khá, cụ thể như: “Chỉ đạo cho tập thể sư phạm khai thác đưa các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử vào bài giảng các môn trên lớp” (điểm trung bình là 3.68, xếp hạng 1); “Chỉ đạo xây dựng bầu không khi sư phạm thân thiện, thoải mái, HS học tập hiệu quả, GV gắn bó với nghề”(điểm trung bình là 3.53, xếp hạng 2). Ý kiến của một số cán bộ quản lý cho thấy “trình độ nhận thức về chuyên môn của mỗi giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên lớn tuổi chưa thực sự phát huy tốt về sử dụng công nghệ thông tin trong việc tìm hiểu, khai thác thông tin, bỗ sung những nội dung giáo dục văn hóa ứng xử vào bài giảng” (HT3). Như vậy, Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương thực hiện tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, cũng như chỉ đạo tập thể sư phạm xây dựng phong trào trồng cây xanh đầu năm.

Riêng nội dung “Chỉ đạo cho tập thể sư phạm phối hợp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra trong quá trình thực hiện hoạt động tuyên truyền xây dựng văn hóa ứng xử” chưa mang lại hiệu quả (điểm trung bình 2.40, độ lệch chuẩn 0.655). Đồng thời, qua phỏng vấn, có ý kiến cho rằng “các trường còn xem nhẹ trong công tác kiểm tra - đánh giá, đánh giá mang tính đối phó và chưa có công cụ, tiêu chí đánh giá phù hợp”. Như vậy, các trường trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dường cần quyết liệt hơn trong công tác chỉ đạo các bộ phận, cá nhân trong nhà trường phối kết hợp xây dựng môi trường làm việc sư phạm, lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của nhà trường.

Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi HS, chương trình môn học tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.19 như

Bảng 2.19. Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi HS, chương trình môn học ở các trường tiểu học

TT

Chỉ đạo hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi HS, chƣơng trình

môn học Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại

1 Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thực hiện

đổi mới sinh hoạt chuyên môn 3.60 0.656 1 Khá 2

Khuyến khích đội ngũ GV đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm

1.94 0.231 3 Yếu

3

Động viên đội ngũ GV luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để HS sáng tạo, rèn luyện kỹ năng tự học

3.56 0.642 2 Khá

Bảng 2.19 cho thấy, các nội dung chỉ đạo hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi HS, chương trình môn học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được nhóm CBQL và nhóm GV tham gia khảo sát đánh giá đạt mức độ khá khi thực hiện, cụ thể như: “Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn” (điểm trung bình là 3.60, xếp hạng 1); “Động viên đội ngũ GV luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để HS sáng tạo, rèn luyện kỹ năng tự học”(điểm trung bình là 3.56, xếp hạng 2). Độ lệch chuẩn trong các trường hợp thấp thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Riêng nội dung “Khuyến khích đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm” chưa mang lại hiệu quả (điểm trung bình 1.94, độ lệch chuẩn 0.231). Qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý, có ý kiến cho rằng “áp lực trong công việc, chính sách lương thưởng thấp không đủ trang trải trong cuộc sống” (GV10). Như vậy, nhà trường cần tham mưu cho cơ quan chủ quản về những chính sách đãi ngộ phù hợp đáp ứng nhu cầu đời sống cho giáo viên, giúp đội ngũ giáo viên yên tâm làm việc, sáng tạo trong dạy học, đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn, vẫn dụng phù hợp những phương pháp dạy tích cực vì học sinh, hướng dẫn học sinh hình thành những kỹ năng tự học, tự bảo vệ minh, bảo vệ môi trường.

Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.20 như

Bảng 2.20. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học ở các trường tiểu học

TT Chỉ đạo các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại

1 Hiệu trưởng chỉ đạo việc xác định năng lực

chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV 3.42 0.532 4 Khá

2

Chỉ đạo rèn luyện kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước cho HS trong các hoạt động ngoại khóa

3.49 0.593 3 Khá

3

Chỉ đạo rèn luyện kỹ năng hợp tác, ứng xử, giải quyết tình huống quá lồng ghép trong các môn học

3.59 0.722 2 Khá

4

Đôn đốc các bộ phận phối hợp thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS

3.71 0.772 1 Khá

Bảng 2.20 cho thấy, phần lớn các nội dung chỉ đạo hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được nhóm CBQL và nhóm GV tham gia khảo sát đánh giá đạt mức độ khá khi thực hiện và được sắp xếp giảm dần theo thứ bậc như: “Đôn đốc các bộ phận phối hợp thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS” (điểm trung bình là 3.71, xếp hạng 1); “Chỉ đạo rèn luyện kỹ năng hợp tác, ứng xử, giải quyết tình huống quá lồng ghép trong các môn học” (điểm trung bình là 3.59, xếp hạng 2); “Chỉ đạo rèn luyện kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước cho HS trong các hoạt động ngoại khóa” (điểm trung bình là 3.49, xếp hạng 3); “Hiệu trưởng chỉ đạo việc xác định năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV” điểm trung bình là 3.42, xếp hạng 4). Độ lệch chuẩn trong các trường hợp thấp thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Như vậy, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo khá hiệu quả các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đây là ưu điểm cần được duy trì và phát triển.

Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian, vui chơi, lành mạnh tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.21 như

Bảng 2.21. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian, vui chơi, lành mạnh ở các trường tiểu học

TT Chỉ đạo các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian, vui chơi, lành mạnh

Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 1

Tạo điều kiện thuận lợi cho tập thể sư phạm tổ chức các cuộc thi, trò chơi dân gian, hát dân ca trong những ngày lễ, hội trong năm

3.69 0.752 1 Khá

2

Chỉ đạo xây dựng ngân hàng trò chơi dân gian, bài hát dân ca phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học

1.96 0.191 3 Yếu

3

Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân thường xuyên theo dõi, quan sát đảm bảo mọi hoạt động của HS an toàn, lành mạnh, hiệu quả

3.42 0.588 2 Khá

Bảng 2.21 cho thấy, các trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tập thhe63 sư phạm tổ chức các cuộc thi, trò chơi dân gian trong các ngày lễ hội, đồng thời chỉ đạo các bộ phận giáo viên theo dõi trong các hoạt động của học sinh, đảm bảo sự an toàn cho các em trong quá trình tham gia hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên việc chỉ đạo xây dựng ngân hàng trò chơi dân gian, bài hát dân ca phú hợp với tuổi học sinh tiểu học chưa được thực thiện (điểm trung bình 1.96, độ lệch chuẩn 0.191). Qua phỏng vấn một số giáo viên, có ý kiến cho rằng “việc đưa trò chơi dân gian vào trường học sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, tránh những trò chơi bạo lực như nhảy dây, kéo co, nhảy cao, bịt mắt bắt dê..đảm bảo tính tuyền thống và đưa phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong nhà trường ngày chất lượng, tuy nhiên các trò chơi dân gian, bài hát còn mang tính tự phát chưa được nhà trường chọn lọc tổng hợp tạo ngân hàng trò chơi phù hợp, giúp các thầy cô giáo, các em học sinh hứng thú tham gia, nâng vốn hiểu biết về văn hóa truyền thống của dân tộc, duy trì truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhà trường, tạo sân chơi giải trí lành mạnh, an toàn cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)