9. Cấu trúc của đề tài
2.3.3. Thực trạng phương thức hoạt động xây trường học thân thiện học sinh
Kết quả khảo sát phương thức thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.7 như
Bảng 2.7. Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện phương thức hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học
TT Phƣơng thức hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực
Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại
1 Tổ chức môi trường vật chất, cảnh quan
ngoài lớp học thân thiện 3.97 0.780 1 Khá
2 Tổ chức môi trường vật chất, không gian
trong lớp học thân thiện 3.91 0.772 2 Khá
3,59 3,71 3,85 4,28 2,47 2,31 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 TT1 TT2 TT3 TT4 TT5 TT6
TT Phƣơng thức hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực
Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại
3 Tổ chức môi trường học tập thân thiện, cởi
mở 3.47 0.582 3 Khá
4 Tổ chức huy động các nguồn lực trong nhà
trường và cộng đồng xã hội 1.89 0.309 4 Yếu Bảng 2.7 cho thấy, các phương thức hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được nhóm CBQL và nhóm GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ khá khi thực hiện, như: “Tổ chức môi trường vật chất, cảnh quan ngoài lớp học thân thiện” (điểm trung bình là 3.97, xếp hạng 1); “Tổ chức môi trường vật chất, không gian trong lớp học thân thiện”(điểm trung bình là 3.91, xếp hạng 2); “Tổ chức môi trường học tập thân thiện, cởi mở” (điểm trung bình là 3.47, xếp hạng 3). Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá thấp, dao động từ 0.582 đến 0.780 thể hiện sự thống nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Như vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã tổ chức môi trường vật chất, không gian trong lớp học và ngoài lớp thân thiện, cởi mở.
Tuy nhiên, việc tổ chức huy động các nguồn lực trong nhà trường và cộng đồng xã hội chưa được các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương thực hiện hiệu quả (điểm trung bình là 1.89). Qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý, có nhiều ý kiến cho rằng “Hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đối với các trường hiện nay còn mới mẻ, nhà trường còn lúng túng khi triển khai một số biện pháp quản lý, đặc biệt là những biện pháp phối hợp huy động nguồn lực trong các lực lượng trong và ngoài nhà trường” (HT4,HT5). Như vậy, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương cần có những biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thông qua phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
2.3.4. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương