9. Cấu trúc của đề tài
2.1. Khái quát về kinh tế xã hội, giáo dục huyện Bàu Bàng, tình Bình Dương
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Bàu Bàng, tình Bình Dƣơng Dƣơng
Huyện Bàu Bàng được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ và Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 13/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Huyện Bàu Bàng có diện tích đất tự nhiên laa2 34.002,11 ha và 93.226 người (tính tại thời điểm 31/12/2017), gồm 7 đơn vị hành chính cấp xã và 43 ấp và khu phố. Chủ trương phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, huyện Bàu Bàng tập trung phát triển theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp và đô thị vệ tinh phía Bắc của tỉnh. Về giáo dục, hệ thống giáo dục được quan tâm đầu tư hoàn chỉnh từ mầm non đến trung học phổ thông. Trong năm học 2020-2021, huyện Bàu Bàng hiện có 29 trường công lập, 5 trường ngoài công lập và 13 nhóm lớp độc lập với tổng 487 lớp gồm 19.699 học sinh, tăng 1000 học sinh và tăng 35 nhóm/lớp so với năm học trước. Trong đó, có 11 trường tiểu học, các trường được lầu hóa và được trang cấp thiết bị dạy học đầy đủ đáp ứng yêu cầu dạy và học. Đồng thời, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng đảm bảo, 100% giáo viên đạt chuẩn và 83 giáo viên trên chuẩn. Phòng GDĐT thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra giám sát quản lý và sử dụng đồ dung dạy học, đôn đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyên tích cực thực hiện phong trào “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường” đáp ứng mục tiêu trường lớp xanh, sạch, đẹp học sinh học tập tích cực. Trong nhiều năm qua, để đáp ứng mục tiêu trường học xanh, sạch, đẹp và học sinh tích cực trong học tập, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương không chỉ trồng cây hoa kiểng trong các bồn hoa, mà từ hành lang, lớp học, thư viên cũng phủ màu xanh của hoa tạo khuôn viên trường học, trong sân trường đều trồng cây xanh, có bóng mát cho học sinh vui chơi ngoài trời và hoạt động học tập, góp phần tích cực trong việc giáo dục học sinh tiểu học có thói quen, hành vi giữ gìn vệ sinh, môi trường, hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, lịch sự, nâng cao kết quả học tập [28].