Thực trạng nhận thức về vai trò, mục tiêu hoạt động xây trường học thân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 54 - 60)

9. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò, mục tiêu hoạt động xây trường học thân

Hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học là không phải trách nhiệm của riêng ai mà là sự chung sức, đồng lòng thực hiện của các lực lượng giáo dục ở các trường tiểu học. Tuy nhiên để thực hiện xây dựng hiệu quả trường học thân thiện, học sinh tích cực trước hết phải có nhật thức đầy đủ về những lợi ích, mục tiêu của hoạt động này. Trong phần này, người nghiên cứu được thực tìm hiểu khả năng nhận thức của CBQL,GV tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.

Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL,GV tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương về vai trò, mục tiêu trong hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thông qua đánh giá từ 160 CBQL,GV tại các trường tiểu học tham gia khảo sát được thể hiện

Kết quả đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò trong hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đối với 160 CBQL và GV được ghi nhận trong bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về vai trò hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của CBQL,GV ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng,

tỉnh Bình Dương

TT Vai trò hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực

Mức độ đồng ý ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại

1 Đảm bảo CSVT, trang thiết bị dạy học đáp

ứng cho việc dạy và học của GV và HS 3.93 0.687 1

Quan trọng 2 Tác động quan trọng tới sự hình thành và

phát triển nhân cách HS tiểu học 3.65 0.737 2

Quan trọng

3

Tạo bầu không khí, mối quan hệ tình cảm thân thiện, môi trường giao tiếp hoà đồng, cởi mở với HS

3.64 0.746 3

Quan trọng

4 Tăng khả năng tương tác giữa GV với HS,

HS với HS và GV với cha mẹ HS 3.56 0.698 5

Quan trọng

5

Tạo cảm giác được an toàn, bình đẳng, tự tin và đảm bảo quyền được đi học, học hết cấp học của HS

3.49 0.644 6

Quan trọng

6 Khuyến khích đội ngũ GV bồi dưỡng nâng

cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 3.60 0.753 4

Quan trọng

Bảng 2.4 chúng ta thấy, các vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học được các CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ quan trọng và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

Đảm bảo CSVT, trang thiết bị dạy học đáp ứng cho việc dạy và học của GV và HS (điểm trung bình là 3.93, xếp hạng 1);

Tác động quan trọng tới sự hình thành và phát triển nhân cách HS tiểu học (điểm trung bình là 3.65, xếp hạng 2);

Tạo bầu không khí, mối quan hệ tình cảm thân thiện, môi trường giao tiếp hoà đồng, cởi mở với HS (điểm trung bình là 3.64, xếp hạng 3);

Khuyến khích đội ngũ GV bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ (điểm trung bình là 3.60, xếp hạng 4);

Tăng khả năng tương tác giữa GV với HS, HS với HS và GV với cha mẹ HS (điểm trung bình là 3.56, xếp hạng 5);

Tạo cảm giác được an toàn, bình đẳng, tự tin và đảm bảo quyền được đi học, học hết cấp học của HS (điểm trung bình là 3.49, xếp hạng 6)

đồng nhất đáng giá trong các nội dung giữa các CBQL, GV tham gia khảo sát. Điều này cho thấy, các vai trò trong hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học phần lớn được CBQL, GV tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương xác định là khá quan trọng.

Kết quả đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu trong hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đối với 160 CBQL và GV được ghi nhận trong bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của CBQL,GV ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh

Bình Dương

TT Mục tiêu hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực

Mức độ đồng ý ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 1

Cảnh quan sân trường an toàn, sạch, đẹp, có cây xanh, thảm cỏ, sân chơi, bãi tập thoáng mát 3.96 0.868 1 Quan trọng 2 Không gian lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học, trang thiết bị dạy học đa dạng, an toàn, thu thút HS tham gia học tập

3.66 0.560 6

Quan trọng

3

Khu vực nhà vệ sinh, thiết bị vệ sinh được giữ gìn sạch sẽ, an toàn phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học

3.77 0.462 2

Quan trọng

4 Khu vực ăn uống, nhà bếp được giữ gìn sạch

sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực thẩm 3.48 0.538 8

Quan trọng 5 GV được nâng cao năng lực chuyên môn, đổi

mới phương pháp dạy học 3.44 0.631 9

Quan trọng 6 Phòng chống bạo lực học đường, xây dựng

văn hóa ứng xử chuẩn mực trong nhà trường 3.63 0.732 7

Quan trọng

7

HS sáng tạo, chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, thái độ, hành vi và thói quen tốt đẹp trong học tập và trong cuộc sống

3.74 0.738 4

Quan trọng

8

HS được thỏa mái tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học

3.72 0.792 5

Quan trọng

9 Tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững

giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng 3.78 0.826 3

Quan trọng

Bảng 2.5 chúng ta thấy, các mục tiêu quan trọng trong hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học được các CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ quan trọng và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

Cảnh quan sân trường an toàn, sạch, đẹp, có cây xanh, thảm cỏ, sân chơi, bãi tập thoáng mát (điểm trung bình là 3.96, xếp hạng 1);

Khu vực nhà vệ sinh, thiết bị vệ sinh được giữ gìn sạch sẽ, an toàn phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học (điểm trung bình là 3.77, xếp hạng 2);

Tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng (điểm trung bình là 3.78, xếp hạng 3);

HS sáng tạo, chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, thái độ, hành vi và thói quen tốt đẹp trong học tập và trong cuộc sống (điểm trung bình là 3.74, xếp hạng 4);

Học sinh được thỏa mái tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học (điểm trung bình là 3.72, xếp hạng 5);

Không gian lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học, trang thiết bị dạy học đa dạng, an toàn, thu thút HS tham gia học tập (điểm trung bình là 3.66, xếp hạng 6)

Phòng chống bạo lực học đường, xây dựng văn hóa ứng xử chuẩn mực trong nhà trường (điểm trung bình là 3.63, xếp hạng 7)

Khu vực ăn uống, nhà bếp được giữ gìn sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực thẩm (điểm trung bình là 3.48, xếp hạng 8)

Giáo viên được nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học (điểm trung bình là 3.44, xếp hạng 9).

Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá dạo động từ 0.462 đến 0.868 thể hiện sự đồng nhất đáng giá trong các nội dung giữa các CBQL, GV tham gia khảo sát. Như vậy, mục tiêu hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học luôn được các trường trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương quan tâm và xem đây là những mục tiêu quan trọng để xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực giúp nhà trường xác định được những việc cần phải thực hiện để đáp ứng mục tiêu đề ra.

Kết quả khảo sát việc thực hiện nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.6 như

Bảng 2.6. Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

TT Nội dung hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực

Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại

1 Môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp

xanh, sạch, đẹp, an toàn 3.59 0.618 4 Khá

2 Môi trường học tập tích cực (tinh thần),

giao tiếp thân thiện 3.71 0.704 3 Khá

3 Dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm

lứa tuổi HS, mục tiêu chương trình môn học 3.85 0.810 2 Khá 4 Rèn luyện kỹ năng sống cho HS 4.28 0.448 1 Tốt

5 Cho HS tham gia các trò chơi dân gian, hát

dân ca, các hoạt động văn nghệ, thể thao 2.47 0.752 5 Yếu

6

Cho HS tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phương

2.31 0.709 6 Yếu

Nhìn vào bảng 2.6 chúng ta thấy, nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được nhóm CBQL và nhóm GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ đạt được tốt khi thực hiện, như: Rèn luyện kỹ năng sống cho HS (điểm trung bình là 4.28 điểm, xếp hạng 1). Độ lệch chuẩn trong trường hợp thấp 0.448 thể hiện sự thống nhất cao trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Như vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hoạt động rèn luyện kỹ năng số cho học sinh luôn được các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương quan tâm thực hiện và mang lại hiệu quả.

Bên cạnh đó, các nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được CBQL,GV tham gia đánh giá ở mức độ khá khi thực hiện, như:

Dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS, mục tiêu chương trình môn học (điểm trung bình là 3.85, xếp hạng 2).

Môi trường học tập tích cực (tinh thần), giao tiếp thân thiện (điểm trung bình là 3.71, xếp hạng 3);

Môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn (điểm trung bình là 3.59, xếp hạng 4).

mục tiêu quan trọng trong xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, nhà trường đã chỉ đạo các bộ phận tích cực đề ra những sáng kiến, kinh nghiệm về xây dựng trường học thân thiện, giữ gìn môi trường luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn, trong đó những hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ và phòng chống bạo lực học đường được nhiều giáo viên tham gia thực hiện và bước đầu mang lại hiệu quả” (GV1, GV2,GV3). Qua phỏng vấn CBQL, nhiều ý kiến cho rằng “nhà trường đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp, phối hợp với đơn vị cây xanh trên địa bàn huyện thực hiện cắt tỉa cành và trồng nhiều cây xanh, bồn hoa trong sân trường tạo bóng mát cho học sinh vui chơi và thực hiện nhiều hoạt động ngoài trời thuận lợi” (HT1,HTT2). Như vậy, các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã xây dựng được môi trường cảnh quan sạch, đẹp, an toàn.

Tuy nhiên, một số nội dung của hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được CBQL,GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ yếu khi thực hiện, như:

Cho HS tham gia các trò chơi dân gian, hát dân ca, các hoạt động văn nghệ, thể thao (điểm trung bình là 2.47, xếp hạng 5);

Thực hiện hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục VHƯX cho tập thể sư phạm nhà trường (điểm trung bình là 2.23 điểm, xếp loại 4);

Cho HS tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phươ (điểm trung bình là 2.31, xếp hạng 6).

Độ lệch chuẩn trong các trường hợp thấp dao từ 0.709 đến 0.752 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL, GV tham gia khảo sát. Ngoài ra, qua phỏng vấn, nhiều ý kiến cho rằng “tuy nhà trường quan tâm đến công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện, nhưng việc tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động tham quan, du lịch ít khi thực hiện, bởi nội dung hoạt động còn tẻ nhạt chưa và tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay” (GV3,GV4,GV5).

Biểu đồ 2.1. Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

Như vậy, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã rất quan tâm đến hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, thực hiện nhiều giải pháp kịp thời trong việc xây dựng được môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, an toàn, cũng như tổ chức nhiều hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành kỹ năng sống cơ bản góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh, tuy nhiên để hoàn thiện trong công tác xây dựng trường học thân, học sinh tích cực các trường cần có những biện pháp cụ thể, gắn liền với thực, chú trọng đưa những nội dung hoạt động vui chơi, trò chơi dân gian, rèn kỹ năng sống cho học sinh.

2.3.3. Thực trạng phương thức hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)