Quyết liệt chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 101 - 103)

9. Cấu trúc của đề tài

3.2.4. Quyết liệt chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện

học sinh tích cực trong trường tiểu học

- Mục tiêu biện pháp:

Nhằm khích lệ học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, sân trường, trong lớp và cá nhân, đồng thời khuyến khích được đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học

làm trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng trong quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học.

- Nội dung biện pháp:

Các nội dung biện pháp bao gồm:

Chỉ đạo xây dựng mô hình câu lạc bộ xanh trong nhà trường và trong lớp học; Chỉ đạo xây dựng phong trào tuyên truyền xây dựng văn hóa ứng xử, đổi mới phương pháp dạy học;

Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng ngân hàng trò chơi dân gian, bài hát dân, xây dựng trường học thân thiện, an toàn

- Cách thực hiện biện pháp:

Chỉ đạo xây dựng mô hình câu lạc bộ xanh trong nhà trường và trong lớp học:

Chỉ đạo đội ngũ thực hiện đúng những văn bản đã triển khai, phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tiếp tục tích hợp giáo dục bạo vệ môi trường, cảnh quan trường lớp thông qua các môn học. Đôn đốc đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong nhà trường tích cực thực hiện các hoạt động tuyên truyền, động viên học sinh bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trong trường lớp thông qua các giờ chào cờ, qua các pano trong sân trường, phát động hưởng ứng “Ngày vì môi trường”, “Giờ trái đất”. Quyết liệt chỉ đạo các bộ phận phối hợp trong các hoạt động ngoại khóa, các hội thi vẽ tranh về môi trường, thực hiện phân công trực nhật, lao động vệ sinh trong lớp học, đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để thi đua giữa các lớp. Đồng thời, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường, tạo môi trường, cảnh quan trong lớp luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn.

Chỉ đạo xây dựng phong trào tuyên truyền xây dựng văn hóa ứng xử, đổi mới phương pháp dạy học: Chỉ đạo xây dựng nội qui, qui tắc trong giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường. Tạo điều kiện và giúp đỡ đội ngũ giáo viên trong nhà trường có đủ điều kiện vật chất và thời gian tham gia các hoạt động, chuyên đề, diễn đàn nhằm giúp đội ngũ giáo viên trao đổi học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền xây dựng văn hóa học đường. Động viện tập thể sư phạm nhà trường tích cực xây dựng bầu không khí vui tươi, thân thiện, môi trường giao tiếp hoà đồng, gần gũi với học sinh. Trong đó, nói năng đúng mực, nhẹ nhàng, thể hiện sự tôn trọng với người đang giao tiếp. Tạo cho học sinh cảm giác môi trường ở lớp thân thiện, cởi mở, an toàn. Động viên giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm ghi nhận và xử lý thông tin, cảm xúc của học sinh, trong đó giáo viên cần tích cực trong khen thưởng, khen nhiều hơn chê, nếu chê thì chọn lời lẽ khéo léo sao cho học sinh hiểu và không gây tổn thương đến học sinh. Khuyến khích giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên giao lưu, trò chuyện với cha mẹ học sinh, khi giao tiếp qua

điện thoại với cha mẹ học sinh phải xưng tên, đơn vị nơi công tác và trao đổi thông tin ngắn gọn, trọng tâm vấn đề cần trao đổi, đặc biệt phải biết lắng nghe, tôn trọng, khéo léo, nhẹ nhàng khi giao tiếp với cha mẹ trẻ;

Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng ngân hàng trò chơi dân gian, bài hát dân, xây dựng trường học thân thiện, an toàn: Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý nhà trường góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho nhà trường. Hiệu trường chủ động tham mưu về điều kiện, khả năng sử dung công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục với cơ quan chủ quản nhằm phối hợp đầu tư, trang bị đáp ứng kịp thời trang thiết bị trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác dạy học, khai thác tài liệu, chọn lựa, lưu trữ những trò chơi dân gian bổ ích, những bài hát, hình ảnh sống động giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ, kích thích niềm say mê hứng thú khi tiếp thu những vấn đề về môi trường. Ngoài ra, Hiệu trường nhà trường quyết liệt trong chỉ đạo nhân viên cách bảo quản cơ sở vật chất nhà trường, duy trì hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Để biện pháp mang lại kết quả cao trong chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, Hiệu trưởng phải chủ động, gương mẫu trong các hoạt động, phải có năng lực lãnh đạo. Đồng thời, phải có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý sự nhiệt tình, đoàn kết nội bộ, nắm vững nội dung, qui tắc ứng xử phù hợp, biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp từ các bên liên quan trong quá trình thực hiện phong trào xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)