9. Cấu trúc của đề tài
1.3.4. Phương thức xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cự cở bậc
- Tổ chức môi trường vật chất, cảnh quan ngoài lớp học thân thiện:
Tổ chức môi trường vật chất ngoài lớp học trong nhà trường thân thiện, cảnh quan xanh, sạch, đẹp, an toàn bao gồm các tiêu chí như sau: Thiết kế môi trường vật chất ngoài lớp học an toàn, vệ sinh, thân thiện với những cây xanh, cỏ, hoa, cây leo và ánh sáng tự nhiện; Xây dựng hàng rào bao quanh khuôn viên nhà trường và cổng có biểu hiệu tên trường/điểm trường đẹp, an toàn; Xây dựng nhà vệ sinh, nước sạch, hố rác và được giữ gìn sạch sẽ, không có mùi hôi; Trang bị tủ thuốc với một số thuốc thông dụng để có thể sơ cứu cho học sinh tạm thời như: thuốc cảm, dầu, bông băng, thuốc sát trùng; Xây dựng sân chơi, sân tập thể dục an toàn và có thể tổ chức các hoạt động giáo dục trong mọi thời tiết; Xây dựng sân trường có nhiều loại học liệu, phương tiện đặc trưng cho từng nội dung hoạt động; Sân trường được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi thể thao kích thích sự khám phá, hứng thú cho học sinh tham gia hoạt động; Lắp đặt hệ thống camera quan sát, theo dõi đảm bảo an ninh cho học sinh hoạt động trong sân trường, trước cổng trường [31, tr26].
- Tổ chức môi trường vật chất, không gian trong lớp học thân thiện:
Tổ chức môi trường vật chất, không gian trong lớp học thân thiện bao gồm các tiêu chí như sau: Xây dựng phòng học có diện tích đủ rộng thoáng mát và đủ ánh sáng, sàn lớp bằng phẳng, có cây xanh trong lớp; Thiết kế bàn ghế chắc chắn, phủ hợp với học sinh tiểu học, bảng viết chữ rõ ràng, dễ nhìn; Sắp xếp không gian/khu học tập với nhiều thông tin, hiện tượng gần gũi đời sống học sinh; Phân công quét dọn vệ sinh lớp, ngăn bàn đảm bảo không có mạng nhện, vết loang lỗ, cửa sổ và cửa ra vào, bàn ghế không có bụi đất bám; Trang bị thùng/giỏ đựng rác và chổi quét để gọn gàng; Thiết kế môi trường góc hoạt động theo chủ đề giáo dục; Xây dựng không gian đủ rộng cho học
sinh thực hiện các trò chơi, hoạt động nhóm; Trang bị trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thực hành phù hợp với nội dung trong các chủ đề hoạt động; Thiết kế các dụng cụ, học liệu, tài liệu đáp ứng yêu cầu của chủ đề hoạt động, không gian hoạt động; Tìm kiếm, khai thác tài liệu, các đoạn video, nhạc, hình ảnh sinh động phù hợp nội dung hoạt động [31].
- Tổ chức môi trường học tập thân thiện, cởi mở:
Tổ chức môi trường học tập, giao tiếp thân thiện là xây dựng môi trường tâm lý xã hội, tạo mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học, giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội với phương thức thực hiện như: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh và học sinh, giữa giáo viên với cha mẹ học sinh; Xây dựng bầu không khi vui vẻ, yêu thương, tôn trọng, công bằng, thân ái, chan hòa, bình đẳng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, gia đình; Tổ chức các hoạt động giáo dục, giao tiếp thân thiện, hoà đồng, ấm cúng, cởi mở; Động viên, khuyến khích và tạo cơ hội để tất cả học sinh học tập và phát triển hết năng lực tiềm ẩn của mình; Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong giao tiếp và sử dùng lời nói và hành động chuẩn mực [31,tr30].
- Tổ chức huy động các nguồn lực trong nhà trường và cộng đồng xã hội:
Xây dựng mối quan hệ lành mạnh, chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội là điều kiện để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh tham gia hiệu quả trong các hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu giáo dục nhà trường. Các mối quan hệ được xây dựng thông qua nhiều hình thức, trong đó việc tổ chức thăm hỏi, chuyên đề, hội thảo là rất quan trọng, bởi đây là hoạt động để các bên có điều kiện trao đổi, giao lưu, thăm hỏi, chia sẽ kinh nghiệm cũng như khó khăn và thống nhất mục tiêu thực hiện [30]. Qua