Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 40 - 41)

9. Cấu trúc của đề tài

1.4.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện

Chức năng tổ chức trong quản lý là chức năng quan trọng, giúp nhà quản lý sử dụng phù hợp nguồn lực của nhà trường vào mục tiêu hoạt động. Trong đó, nhà quản lý phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ, người vận hành các bộ phận của tổ chức [19, tr50]. Đồng thời, tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức, để họ phối hợp hoạt động với nhau theo một cơ chế đã được thiết lập nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch [14, tr84].

Như vây, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là tổ chức, bố trí nhân lực đúng người đúng việc trong từng nội dung, điều kiện cụ thể của hoạt động để khẳng định rõ cho những bộ phận về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện, biên chế mỗi bộ phận là bao nhiêu người, từng bộ phận có những phương tiện gì, cần chỉ rõ những mối quan hệ giữa các bộ phận trong tập thể sư phạm, cụ thể:

- Tổ chức xây dựng môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu và sắp xếp, bố trí số lượng học sinh/lớp phù hợp với diện tích, không gian trường lớp; Phân công chăm sóc, bảo dưỡng khuôn viên nhà trường (hàng rào, cổng trường, biển trường) an toàn, thân thiện;

Phát động phong trào trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh hài hòa và phù hợp với quy hoạch của nhà trường; Tổ chức tuyên truyền giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Trang bị, sắp xếp bàn ghế, bảng, đèn, quạt, máy chiếu phù hợp, an toàn; Tổ chức phân loại và xử lý rác, cung cấp nước sạch, nước uống hàng ngày cho CBQL,GV,NV,HS; Lắp đặt thiết bị vệ sinh phù hợp nhu cầu sử dụng và lứa tuổi học sinh tiểu học, phân công bảo dưỡng, giữ gìn sạch sẽ công trình vệ sinh và nước sạch; Tổ chức thăm khám sức khỏe cho học sinh định kỳ; Thiết kế không gian hoạt động của giáo viên và học sinh phù hợp, thân thiện; Thiết kế trang phục của CBQL,GV,NV,HS gọn gàng, sạch, đẹp, lịch sự.

-Tổ chức xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh: Tổ chức tuyên truyền bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường cho tập thể sư phạm; Tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong các môn học phù hợp, hiệu quả; Tổ chức theo dõi, uốn nắn hành vi ứng xử, gây gỗ, đánh nhau, bắt nạt của học sinh; Xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giáo viên với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội thông qua câu lạc bộ, hội thi, thể dục thể thao, văn nghệ;

- Tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và mục tiêu chương trình môn học: Tổ chức phân công hướng dẫn giáo viên tìm kiếm, khai thác thông tin, thiết kế bài giảng phù hợp, hiệu quả; Tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học; Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh, khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến và cùng với giáo viên thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.

- Tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học: Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép trong các môn học; Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt nhóm; Phân công hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm định hướng, tổ chức cho học sinh rèn luyện qua các hoạt động trải nghiệm; Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước; Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, hợp tác, phòng ngừa bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội; Huy động nguồn lực từ các lực lượng trong và ngoài nhà trường hỗ trợ kịp thời cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian, vui chơi, lành mạnh: Tổ chức các hội thi văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian trong các các ngày lễ lớn trong năm, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh; Tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học; Phân nhiệm hướng dẫn giáo viên tổ chức hiệu quả trong các hoạt động vui chơi, hát dân ca; Tổ chức theo dõi, quan sát, đánh giá học sinh trong quá trình chơi, đảm bảo an toàn.

- Tổ chức hoạt động tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương: Công bố và cung cấp thông tin, danh sách các di tích lịch sử, văn hóa địa phương cho tập thể sư phạm; Xây dựng thư viên tư liệu trên mạng xã hội về quê hương đất nước, địa phương; Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi đến học sinh những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống tốt đẹp của ông cha trong các môn học; Tổ chức các cuộc thi, câu lạc bộ, tìm hiểu và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương vào các ngày Di sản văn hóa, ngày Về nguồn, ngày lễ hội (3/2, 30/4, 2/9, 5/9, 23/11, 22/12); Tổ chức các hoạt động tặng quà, thăm hỏi, thăm quan, khu di tích, lịch sử địa phương cho học sinh. Phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng địa phương.

1.4.4. Chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)