Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động xây dựng trường học thân thiện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 45)

9. Cấu trúc của đề tài

1.4.6. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động xây dựng trường học thân thiện

Quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng của Ban giám viên nhà trường giúp nhà trường nâng cao chất lượng thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân hiện, học sinh tích cực”, đảm bảo môi trường vật chất an toàn, lành mạnh, thân thiện, đảm bảo học sinh hứng thú, bình đẳng khi đến trường, thoải mái tìm hiểu, khám phá nâng cao kết quả học tập. Khi đó, quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học là thực hiện quản lý việc xây dựng môi trường vật chất, môi trường học tập và quản lý hoạt động dạy học hiệu quả, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cũng như quản lý các hoạt động vui chơi, giải trí, thăm quan, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa địa phương, cụ thể:

- Quản lý việc xây dựng môi trường vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo yêu cầu xanh, sạch, đẹp, an toàn: Quyết liệt trong việc thực hiện kế hoạch trồng cây xanh, cũng như đầu tư trang bị thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Đôn đốc các bộ phận tăng cường công tác

kiểm tra, đảm bảo các cở sở vật chất, trang thiết bị dạy học hoạt động bình thường, an toàn; Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân tập trung giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học đảm bảo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.

- Quản lý việc xây dựng môi trường học tập, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các lực lượng giáo dục: Xây dựng các môi quan hệ, kiều kiện thực hiện hiệu quả bộ Quy tắc ứng xử trong nhà trường; Tổ chức đánh giá biểu hiện hành vi, ứng xử, cử chỉ, lời ăn tiếng nói chuẩn mực trong tập thể sư phạm; Tổ chức thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua học tập, tạo sự hợp tác, hứng thú cho học sinh, phát huy tính tự giác, không gây áp lực cho học sinh trong các hoạt động giáo dục, dạy học.

- Quản lý việc dạy học hiệu quả, tích cực: Đổi mới trong sinh hoạt tập thể, đôn đốc các bộ phận tiếp thu ý kiến, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học; Phân công dự giờ thăm lớp, đánh giá chất lượng bài giảng, khả năng đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên; Khích lệ giáo viên tích cực tham gia bồi dưỡng hay tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ;

- Quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (kỹ năng đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề, xây dựng mối quan hệ, hợp tác, tự lập, bảo vệ môi trường, phòng chống đuối nước, phòng chống tai nạn giao thông, phòng chống bạo lực học đường) lồng ghép các kỹ năng vào các hoạt động dạy học các môn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ phù hợp với điều kiện nhà trường; Duy trì các hoạt động hội thảo, chuyên đề, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Phối hợp thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong từng giái đoạn cụ thể.

- Quản lý thực hiện trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi, thăm quan, tìm hiểu và phát huy các giá trị di tích, lịch sử văn hóa địa phương: Tạo dựng phong trào đưa các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca vào các môn học phù hợp, trong đó các trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học; Phân công hướng dẫn giáo viên thực hiện các hoạt động vui chơi, hát dân ca phù hợp với thời lượng, nội dung chương trình môn học và đảm bảo an toàn cho học sinh; ; Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường tổ chức các hoạt động tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa địa phương thông qua các cuộc thi, thăm quan, du lịch; Kiểm tra đánh giá nghiêm túc về sự hài lòng, hứng thú của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động, cũng như tổ chức thu thập thông tin về những hạn chế, khó khăn để đưa ra biện pháp khắc phục.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình tổ chức hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

– Năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng trường tiểu học: Nhà lãnh đạo phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có tác phong, lối sống mẫu mực, là tấm gương cho tập thể sử phạm nối theo. Mặt khác, nhà quản lý phải thể hiện sự hiểu biết, nắm vững các chính sách, quy phạm pháp luật, những chỉ đạo từ cấp trên, khả năng phân tích, đánh giá cũng như nghiên cứu các văn bản liên quan đến công tác quản lý hoạt động trong nhà trường. Đặc biệt, là lãnh đạo phải biết thu hút, huy động nguồn lực, xác định được chất lượng, năng lực của cấp dưới, thực hiện phân công nhiệm vụ phù hợp trong các bộ phận trong quá trình quản lý nhà trường. Chính vị vậy, năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng nhà trường ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

– Năng lực và phẩm chất của đội ngũ giáo viên: Giáo viên là lực lượng trực tiếp giảng dạy cho học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp. Để mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, đội ngũ giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất tốt, phải am hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, có khả năng vận dụng tốt các phương pháp dạy học hiện đại, cũng như sử dụng linh hoạt các phương tiện, công cụ dạy học thích hợp với nội dung trình bày. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên phải khả năng tìm kiếm, khai thác thông tin, biến các thông tin tìm được thành sản phẩm giáo dục cho học sinh. Chính vì vậy, để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, năng lực và phẩm chất của đội ngũ giáo viên rất quan trọng, nó tác động đến mục tiêu và kết quả của hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh học tập tích cực.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Mỗi lực lượng giáo dục đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên, sự phối hợp chặt chẽ trong các lực lượng giáo dục sẽ tạo sự thuận lợi, thành công trong thực hiện mục tiêu. Bởi lẽ khi các lực lượng được phối hợp, hợp tác chặt chẽ sẽ có sự liên thông, nhất quán về nội dung, phương pháp thực hiện cũng như phối hợp trong việc thu thập, chia sẽ thông tin, đón góp ý kiến, biện pháp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình quản lý. Chính vì vậy, trong quá trình quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực rất cần có sự phối hợi giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Phối hợp để thống nhất thống nhất mục tiêu, nội dung và phương thức, điều kiện thực hiện hoạt động.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

các văn bản quy chế, thông tư hướng dẫn, các văn bản chỉ đạo của các ban ngành, đoàn thể, các chỉ tiêu, yêu cầu từ cơ quan chủ quản. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn này định hướng cho sự phát triển của nhà trường. Chính vì vậy, để thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực hiệu quả, các cấp, ban ngành, đoàn thể phải ban hành những chỉ thị, kế hoạch, cũng như các điều kiện trong đánh giá chất lượng quy trình thực hiện phòng trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” rõ ràng, cụ thể, phù hợp trong từng bậc học sẽ tạo sự thuận lợi trong quá trình xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.

- Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay: Với sự phát triển kinh tế văn hóa - xã hội như hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực lao động có năng lực chuyên môn cao là rất cần thiết. Chính vì vậy, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội đã tác động đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực, bắt buộc ngành giáo dục phải thay đổi tích cực trong mọi hoạt động. Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các bậc học nói chung, bâc tiểu học nói riêng góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc thực hiện phòng trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tào nhà trường. Qua đó, công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cần chú ý đến những điều kiện, yêu cầu về chất lượng giáo dục đào tạo nhà trường, đáp ứng với nhu cầu xu hướng phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

- Giá trị văn hóa truyền thống của địa phương: Đây là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực thái độ được xã hội, cộng đồng thừa nhận duy trì và gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ trong xã hội. Các giá trị văn hóa truyền thống địa phương tác động đến văn hóa học đường cả về tích cực lẫn tiêu cực. Trong đó, những giá trị truyền thống tốt như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, trung thực, đởi sống giản dị của mỗi cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi, tích cực trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, phát triển văn hóa ứng xử nhà trường, cũng như góp phần nâng cao chất lượng trong công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Như vậy, giá trị văn hóa truyền thống địa phương tác động đến kết quả trong việc quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Tiểu kết chƣơng 1

Trường học thân thiện học sinh tích cực là trường học có môi trường vật chất xanh, sạch, đẹp, an toàn, học sinh được học trong bầu không khí thân thiện, cảm giác an toàn, không có sự đe dọa hay phận biệt đối xử, cũng như học sinh được rèn luyện các kỹ năng sống hữu ích. Đặc biệt, học sinh được tham gia trải nghiệm, vui chơi, được tham gia các hoạt động văn nghệ, hoạt động tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa cách mạng địa phương.

Để thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học, cần phải thực hiện các nội dung như: Môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Môi trường học tập tích cực (tinh thần), giao tiếp thân thiện; Dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, mục tiêu chương trình môn học; Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; Cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian, hát dân ca, các hoạt động văn nghệ, thể thao; Cho học sinh tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học là sự tác động có mục tiêu của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng cũng như các tổ chuyên môn đến các đối tượng là GV, HS,CMHS thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động, cũng như thực hiện quản lý các điều kiện phục vụ xây dựng môi trường vật chất, môi trường học tập, cũng như hoạt động giáo dục kỹ năng sống, dạy học hiệu quả và các hoạt động vui chơi, tìm hiểu và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa cách mạng địa phương.

Ngoài ra, để thực hiện công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học, cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng như: Năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng trường tiểu học; Năng lực và phẩm chất của đội ngũ giáo viên; Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; Chủ trương chính sách quản lý của nhà nước cho giáo dục tiểu học; Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay; Giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Đây là cơ sở lý luận khoa học giúp người nghiên cứu thực hiện xây dựng công cụ khảo sát và tiến hành khảo sát, phân tích thực tế trong quá trình quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ XÂY DỰNG TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÀU BÀNG,

TỈNH BÌNH DƢƠNG

2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Bàu Bàng, tình Bình Dƣơng Dƣơng

Huyện Bàu Bàng được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ và Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 13/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Huyện Bàu Bàng có diện tích đất tự nhiên laa2 34.002,11 ha và 93.226 người (tính tại thời điểm 31/12/2017), gồm 7 đơn vị hành chính cấp xã và 43 ấp và khu phố. Chủ trương phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, huyện Bàu Bàng tập trung phát triển theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp và đô thị vệ tinh phía Bắc của tỉnh. Về giáo dục, hệ thống giáo dục được quan tâm đầu tư hoàn chỉnh từ mầm non đến trung học phổ thông. Trong năm học 2020-2021, huyện Bàu Bàng hiện có 29 trường công lập, 5 trường ngoài công lập và 13 nhóm lớp độc lập với tổng 487 lớp gồm 19.699 học sinh, tăng 1000 học sinh và tăng 35 nhóm/lớp so với năm học trước. Trong đó, có 11 trường tiểu học, các trường được lầu hóa và được trang cấp thiết bị dạy học đầy đủ đáp ứng yêu cầu dạy và học. Đồng thời, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng đảm bảo, 100% giáo viên đạt chuẩn và 83 giáo viên trên chuẩn. Phòng GDĐT thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra giám sát quản lý và sử dụng đồ dung dạy học, đôn đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyên tích cực thực hiện phong trào “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường” đáp ứng mục tiêu trường lớp xanh, sạch, đẹp học sinh học tập tích cực. Trong nhiều năm qua, để đáp ứng mục tiêu trường học xanh, sạch, đẹp và học sinh tích cực trong học tập, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương không chỉ trồng cây hoa kiểng trong các bồn hoa, mà từ hành lang, lớp học, thư viên cũng phủ màu xanh của hoa tạo khuôn viên trường học, trong sân trường đều trồng cây xanh, có bóng mát cho học sinh vui chơi ngoài trời và hoạt động học tập, góp phần tích cực trong việc giáo dục học sinh tiểu học có thói quen, hành vi giữ gìn vệ sinh, môi trường, hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, lịch sự, nâng cao kết quả học tập [28].

2.2. Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Mục đích khảo sát thực trạng trong chương 2 của đề đài là nhằm đánh giá và xác định đúng những ưu điểm và hạn chế hay thiếu sót trong thực tế quản lý hoạt động xây

dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở cac trường tiểu học trên địa bàn thị xã

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)