Các điều kiện hỗ trợ hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 36)

9. Cấu trúc của đề tài

1.3.5. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh

các lực lượng trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là sự hợp tác giữa giáo viên với cha mẹ học sinh, giữa nhà trường với cộng đồng xã hội (hàng xóm, người thân của học sinh, cán bộ chính quyền địa phương), cụ thể: Huy động nguồn lực từ ban đại diện cha mẹ học sinh và gia đình học sinh; Huy động nguồn lực từ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường; Huy động nguồn lực từ chính quyền, Đoàn Thanh niên địa phương; Huy động nguồn lực từ ban, ngành, đoàn thể, cơ quan chủ quản; Huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, mạnh thường quân.

1.3.5. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực sinh tích cực

Xây dựng trường học thân thiện là nhiệm vụ, trách nhiệm quan trọng của tập thể sư phạm nhà trường, đồng thời nó mang lại ý nghĩa quan trọng, tâm lý tích cực học tập

cho học sinh. Bởi ở môi trường đó, học sinh được thỏa mái học tập và sinh hoạt trong một bầu không khi thân thiện, gẫn gũi như ở gia đình [26, tr57]. Để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong học tập, cần đáp ứng các điều kiện như:

Điều kiện về cơ sở vật chất: Trường học được xây dựng đảm bảo đúng, đủ về kích thước, diện tích, trang thiết bị dạy học, cảnh quan, xây xanh, không gian hoạt động đạt chuẩn quy định. Đặc biệt, các công trình về sinh được giữ gìn sạch sẽ, vệ sinh. Đồng thời, những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học luôn được khắc phục đảm bảo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ;

Điều kiện về môi trường học tập, mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục: Môi trường học tập của học sinh luôn được củng cố, xây dựng đảm bảo thân thiện, hứng thú, luôi cuốn học sinh tham gia trong các hoạt động. Đồng thời, công tác xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong trường luôn được duy trì thực hiện. Các phong trào thi đua không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường.

Điều kiện về dạy học hiệu quả: Các hoạt động dạy học trong các môn học luôn được tổ chức đa dạng về phương pháp và hình thức theo hướng lấy người học làm trung tâm. Đội ngũ giáo viên luôn được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác đổi mới trong sinh hoạt tổ chuyên được triển khai thực hiện, cũng như thực hiện chế độ, khen thưởng để khuyến khích đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, phát huy sự chủ động, sáng tạo cho học sinh, nâng cao kết quả học tập trong các môn học;

Điều kiện về giáo dục kỹ năng kỹ năng sống cho học sinh: Các nội dung giáo dục dục kỹ năng sống được chọn Điều kiện về giáo dục kỹ năng kỹ năng sống cho học sinh lựa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng học sinh, điều kiện kinh tế gia đình và nguồn lực nhà trường. Kết quả trong các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phải đảm bảo mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực;

Điều kiện về trò chơi dân gian, các hoạt động chăm sóc và bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa địa phương: Các trò chơi dân gian được chọc lựa phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học. Các trò chơi dân gian, hát dân ca được lồng ghép trong các môn học, các hoạt động ngoài giờ phải phù hợp, không ảnh hưởng đến nội dung môn học trên lớp, đảm bảo an toàn, thu hút được học sinh tham gia. Đồng thời, quá trình tổ chức các hoạt động thăm quan, tìm hiểu và phát huy giá trị di tích, lịch sử văn hóa địa phương cần có kinh phí, thời gian thực hiện, chính vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để huy động nguồn lực hỗ trợ [3].

1.4. Quản lý xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực ở các trƣờng tiểu học

1.4.1. Tâm quan trọng của quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học

Nhà trường là nơi cung cấp kiến thức một cách hệ thống cho học sinh, là nơi giáo dục các phẩm chất đạo đức của nhân cách cho học sinh, nhà trường giúp cho người học tự chủ và đào tạo người học trở thành một công dân có trách nhiệm. Việc xây dựng trường học thân thiện có vai trò to lớn trong quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục [31]. Chính vì vậy, quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học. bao gồm: Nâng cao hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả; Nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên; Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

1.4.2. Lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học cực ở bậc tiểu học

Lập kế hoạch “là làm cho việc thực hiện có kế hoạch trên diện rộng, quy mô lớn” [33, tr780].

Lập kế hoạch là công cụ cần thiết giúp nhà quản lý định hướng thực hiện mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch hoạt động là thực hiện phân tích, xác định chính xác mục tiêu, nội dung hoạt động đạt được. Đây là chức năng có vai trò rất quan trọng trong việc xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức [19]. Bởi lẽ lập kế hoạch “là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó” [20, tr134]. Từ đó, thực hiện công tác lập kế hoạch hoạt động nói chung, thực hiện lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nói riêng trong trường tiểu học, Hiệu trưởng trường tiểu học có quan hệ với những mục tiêu giáo dục, quản lý giáo dục và phương tiện giáo dục nhà trường để đạt mục tiêu như các văn bản pháp quy, chỉ thị của các cấp, nguồn lực vật chất và tinh thần nhà trường.

Như vậy, lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học là việc thực hiện lập kế hoạch, vạch ra mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai xa và gần của nhà trường, có ý nghĩa xác định trước việc sẽ làm, làm như thế nào và ai sẽ là người thực hiện trong quá trình diễn ra hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường

học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học còn là chức năng quan trọng nhất của quản lý nhà trường, nó gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành thực hiện các hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học trong tương lai của nhà trường. Ngoài ra, lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giúp Hiệu trưởng thấy được các tình huống quản lý, nhìn nhận các vần đề cụ thể, xác định chính xác nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân trong tập thể sư phạm nhằm đảm bảo sự phù hợp công việc của họ. Đây là điều kiện quan trọng để nhà trường cân đối tài chính, nguồn vật lực, nhân lực, đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, đáp ứng khả năng ứng phó với sự thay đổi của môi trường, sự chủ động của nhà trường và là công cụ để điều chỉnh, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia thực hiện hoạt động, cụ thể như:

- Kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được lồng ghép trong kế hoạch năm học của trường tiểu học;

- Xác định thực trạng về môi trường vật chất, cảnh quan, không gian trong và ngoài lớp học;

- Xác định thực trạng về biểu hiện hành vi giao tiếp, ứng xử chuẩn mực trong tập thể sư phạm nhà trường;

- Xác định mục tiêu, nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học;

- Kế hoạch trồng cây xanh trong và ngoài lớp học phù hợp với điều kiện nhà trường;

- Kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm;

- Kế hoạch lồng ghép trò chơi dân gian, hát dân ca vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các môn học phù hợp;

- Xác định thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các hoạt động ngoại khóa đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực;

- Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

- Kế hoạch tuyên truyền, tìm hiểu về di tích, lịch sử cách mạng địa phương cho học sinh.

1.4.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học học sinh tích cực ở bậc tiểu học

Chức năng tổ chức trong quản lý là chức năng quan trọng, giúp nhà quản lý sử dụng phù hợp nguồn lực của nhà trường vào mục tiêu hoạt động. Trong đó, nhà quản lý phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ, người vận hành các bộ phận của tổ chức [19, tr50]. Đồng thời, tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức, để họ phối hợp hoạt động với nhau theo một cơ chế đã được thiết lập nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch [14, tr84].

Như vây, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là tổ chức, bố trí nhân lực đúng người đúng việc trong từng nội dung, điều kiện cụ thể của hoạt động để khẳng định rõ cho những bộ phận về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện, biên chế mỗi bộ phận là bao nhiêu người, từng bộ phận có những phương tiện gì, cần chỉ rõ những mối quan hệ giữa các bộ phận trong tập thể sư phạm, cụ thể:

- Tổ chức xây dựng môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu và sắp xếp, bố trí số lượng học sinh/lớp phù hợp với diện tích, không gian trường lớp; Phân công chăm sóc, bảo dưỡng khuôn viên nhà trường (hàng rào, cổng trường, biển trường) an toàn, thân thiện;

Phát động phong trào trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh hài hòa và phù hợp với quy hoạch của nhà trường; Tổ chức tuyên truyền giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Trang bị, sắp xếp bàn ghế, bảng, đèn, quạt, máy chiếu phù hợp, an toàn; Tổ chức phân loại và xử lý rác, cung cấp nước sạch, nước uống hàng ngày cho CBQL,GV,NV,HS; Lắp đặt thiết bị vệ sinh phù hợp nhu cầu sử dụng và lứa tuổi học sinh tiểu học, phân công bảo dưỡng, giữ gìn sạch sẽ công trình vệ sinh và nước sạch; Tổ chức thăm khám sức khỏe cho học sinh định kỳ; Thiết kế không gian hoạt động của giáo viên và học sinh phù hợp, thân thiện; Thiết kế trang phục của CBQL,GV,NV,HS gọn gàng, sạch, đẹp, lịch sự.

-Tổ chức xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh: Tổ chức tuyên truyền bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường cho tập thể sư phạm; Tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong các môn học phù hợp, hiệu quả; Tổ chức theo dõi, uốn nắn hành vi ứng xử, gây gỗ, đánh nhau, bắt nạt của học sinh; Xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giáo viên với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội thông qua câu lạc bộ, hội thi, thể dục thể thao, văn nghệ;

- Tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và mục tiêu chương trình môn học: Tổ chức phân công hướng dẫn giáo viên tìm kiếm, khai thác thông tin, thiết kế bài giảng phù hợp, hiệu quả; Tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học; Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh, khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến và cùng với giáo viên thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.

- Tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học: Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép trong các môn học; Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt nhóm; Phân công hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm định hướng, tổ chức cho học sinh rèn luyện qua các hoạt động trải nghiệm; Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước; Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, hợp tác, phòng ngừa bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội; Huy động nguồn lực từ các lực lượng trong và ngoài nhà trường hỗ trợ kịp thời cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian, vui chơi, lành mạnh: Tổ chức các hội thi văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian trong các các ngày lễ lớn trong năm, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh; Tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học; Phân nhiệm hướng dẫn giáo viên tổ chức hiệu quả trong các hoạt động vui chơi, hát dân ca; Tổ chức theo dõi, quan sát, đánh giá học sinh trong quá trình chơi, đảm bảo an toàn.

- Tổ chức hoạt động tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương: Công bố và cung cấp thông tin, danh sách các di tích lịch sử, văn hóa địa phương cho tập thể sư phạm; Xây dựng thư viên tư liệu trên mạng xã hội về quê hương đất nước, địa phương; Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi đến học sinh những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống tốt đẹp của ông cha trong các môn học; Tổ chức các cuộc thi, câu lạc bộ, tìm hiểu và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương vào các ngày Di sản văn hóa, ngày Về nguồn, ngày lễ hội (3/2, 30/4, 2/9, 5/9, 23/11, 22/12); Tổ chức các hoạt động tặng quà, thăm hỏi, thăm quan, khu di tích, lịch sử địa phương cho học sinh. Phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng địa phương.

1.4.4. Chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học tích cực ở bậc tiểu học

Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, điều hành mọi hoạt động, và là huy động mọi

nguồn lực vào việc thực hiện kế hoạch hoạt động nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)