9. Cấu trúc của đề tài
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
Qua phân tích, trình bày trên, mỗi biện pháp đều có ý nghĩa quan trọng khác nhau trong công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Khi nhóm biện pháp hợp lại sẽ tạo nên sự bổ sung, tác động qua lại nhau, ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường của Hiệu trưởng. Đồng thời, nội dung của biện pháp này là nguyên nhân, hệ quả của biện pháp kia đảm bảo khắc phục những hạn chế thiếu sót trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong các trường tiểu học, các biện pháp phải được thực hiện đồng bộ, nhất quán, cụ thể như sau:
Để thực hiện biện pháp “Tổ Tổ chức tuyên truyền xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học cho cán bộ quản lý, giáo viên”, và biện pháp “Huy động các nguồn lực xây dựng môi trường cảnh quan, môi trường học tập, môi trường giao tiếp thân thiện ở bậc tiểu học” cần có sự chủ động của Hiệu trưởng trong công tác xây dựng kế hoạch đối với biện pháp “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học” nhằm đảm bảo các điều kiện, định hướng thực hiện. Bên cạnh đó, để thực hiện các biện pháp “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học” và biện pháp “Huy động các nguồn lực xây dựng môi trường cảnh quan, môi trường học tập, môi trường giao tiếp thân thiện ở bậc tiểu học”cần có sự chỉ đạo thực hiện biện pháp “Quyết liệt chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học” và thực hiện hiệu quả biện pháp “Tăng cường công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” là cơ sở để đánh giá, xác định kết quả giải quyết những vấn đề hạn chế khi thực hiện các biện pháp còn lại.