9. Cấu trúc của đề tài
2.6.2. Nguyên nhân hạn chế
- Các nội dung hoạt động còn tẻ nhạt chưa và tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay;
- Nhà trường còn lúng túng khi triển khai một số biện pháp quản lý, đặc biệt là những biện pháp phối hợp huy động nguồn lực trong các lực lượng trong và ngoài nhà trường;
- Điều kiện vật chất, kinh phí cho hoạt động còn nhiều khó khăn, eo hẹp, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội chưa nhiều;
- Bệnh thành tích trong học tập còn cao, các em bị gia đình ép học suốt ngày, suốt cả tuần để theo kịp bạn bè, các em không có thời gian để thư giản, để hoạt động sở thích, sở trường, bỏ quên giáo dục kỹ năng sống;
- Chưa có sự phối kết hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong các hoạt động nhà trường;
- Nhà vệ sinh chưa thiết kế chưa mở theo hướng sáng – xanh – sạch – đẹp, sử dụng nhiều hình ảnh bố trí treo tường;
- Áp lực trong công việc, một số cán bộ, giáo viên, học sinh không kiểm soát được những hành vi, cử chỉ của mình với người khác;
- Nhà trường thiếu thiết bị, nhân lực trong quan sát học sinh trong các hoạt động vui chơi, học tập trong nhà trường;
- Nhà trường còn xem nhẹ công tác kiểm tra - đánh giá, đánh giá mang tính đối phó và chưa có công cụ, tiêu chí đánh giá phù hợp;
- Áp lực trong công việc, chính sách lương thưởng thấp không đủ trang trải trong cuộc sống;
- Các trò chơi dân gian, bài hát còn mang tính tự phát chưa được nhà trường chọn lọc tổng hợp tạo ngân hàng trò chơi, bài hát phù hợp;
- Nhà trường chưa xây dựng được những tiêu chí đánh giá hiệu quả trong các hoạt động vui chơi, hội thi xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương hai, người nghiên cứu đã tổ chức phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cũng như thực trạng quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học và trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng trên cho thấy đội ngũ CBQL, GV ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương có trình độ chuyên môn cao đảm bảo về số lượng và chất lượng trong các hoat động giáo dục nhà trường. Trong đó, phần lớn các CBQL, GV ở các trường tiểu học đều thể hiện được khả năng nhận thức về vai trò, mục tiêu cũng như tầm quan trọng trong công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học.
Tuy các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương quan tâm thực hiện những biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, bước đầu đã mang lại một số thành tựu nhất định, đảm bảo về môi trường vật chất, cảnh quan trường lớp. Kết quả nghiên cứu thực trạng đã chỉ ra các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện nội dung, phương thức và điều kiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, cũng như hạn chế trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra – đánh giá thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, các trường chưa quyết liệt trong chỉ đạo hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, cũng như chưa có tiêu chí kiểm tra về hoạt động vui chơi, chất lượng giáo viên, biểu hiện hành vi của học sinh. Tác giả đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương và chỉ ra những hạn chế thiếu sót từ thực trạng, đây là cơ sở thực tiễn giúp người nghiên cứu đề xuất các biện pháp
quản lý phù hợp góp phần nâng cao chất lượng trong công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học trong chương 3 của đề tài này.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC Ở BẬC TIỂU HỌC CỦA HUYỆN
BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG