9. Cấu trúc của đề tài
1.4.5. Kiểm tra – đánh giá hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh
Công tác kiểm tra, đánh giá là nhiệm vụ quan trọng của người quản lý trong quá trình thực hiện quản lý các hoạt động trong nhà trường, đây cũng là chức năng giúp CBQL,GV nhà trường có cái nhìn tổng thể khả năng thực hiện mục tiêu kế hoạch hoạt động đã được xây dựng, cũng như xác định những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ [19]. Chính vì vậy, để công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học được diễn ra theo
kế hoạch, tiến độ thực hiện được kiểm soát, điểu chỉnh kịp thời, Hiệu trưởng trường tiểu học cần thực hiện các nhiệm vụ như:
- Xác định căn cứ, tiêu chí kiểm tra hoạt động:
Để thực hiện kiểm tra, đánh giá chính xác thực trạng về mức thực hiện và kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học đã được phê duyệt. Hiệu trưởng phải dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu đã được tập thể sư phạm thống nhất thông qua, cũng như dựa vào các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan, ban ngành, của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: Chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT, Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/07/2008; Kế hoạch kiểm tra phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” số 103/KH-BDĐT ngày 17/02/2012 và Quyết định số 2610/QĐ-SGDĐT ngày 2/10/2013 của Giám đốc sơ giáo dục đào tạo Bình Dương về việc ban hành chương trình hành động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động:
Hiệu trưởng phổ biến rõ ràng, về thông tin tiêu chí đánh giá, kế hoạch đánh giá, mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện đánh giá đến tập thể sư phạm nhà trường, các tổ chức, bộ phận, cá nhân liên quan ngoài nhà trường trong quá trình thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực từ đầu năm học, trong các buổi sinh hoạt tập thể;
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ xanh, sạch, đẹp, an toàn của khuôn viên, không gian trường, lớp; Tổ chức đánh giá kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn cho học sinh; Tổ chức đánh giá hiệu quả việc trang trí, thiết kế không gian hoạt động của giáo viên và học sinh; Tổ chức đánh giá việc phân loại rác, xử lý rác, giữ gìn vệ sinh trong trường, lớp; Tổ chức đánh giá sự phù hợp, thoải mái của học sinh khi sử dụng các thiết bị vệ sinh;
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá môi trường học tập thân thiện của học sinh, phối hợp kiểm tra đánh giá biểu hiện văn hóa ứng xử trong tập thể sư phạm; Tổ chức đánh giá thực hiện hiệu quả bộ Quy tắc ứng xử trong nhà trường;
+ Tổ chức đánh giá đột xuất, công khai kết quả thực hiện hoạt động dạy học của giáo viên, kiểm tra đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong các hoạt động dạy học;
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đánh giá khả năng lồng ghép hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào môn học và các hoạt động giáo dục ngoài khóa của đội ngũ giáo viên;
văn hóa, thể thao; Tổ chức đánh giá về việc bình chọn giáo viên tiêu biểu trong phong trào thi đua;
+ Tổ chức kiểm tra định kỳ công tác xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình, các tổ chức bên ngoài nhà trường đáp ứng yêu cầu phát huy, gìn giữ truyền thống văn hóa dân gian, di tích lịch sử địa phương
- Điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá hoạt động:
Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá minh bạch, công khai trong các giai đoạn thực hiện xây dựng môi trường cảnh quan trường lớp, trong các hoạt động dạy học, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, cũng như trong tổ chức các hoạt động vui chơi, cuộc thi, các hoạt động tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa địa phương để đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp theo từng giao đoạn thực hiện kế hoạch hoạt động, cũng như sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để xác định hướng khắc phục, rút kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng trong quản lý hoạt động xây dựng trường lớp thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học. Chính vì vậy, công tác kiểm tra đánh giá hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học phải được thực hiện nghiêm túc, chính xác. Kiểm tra, đánh giá phải dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ, tiêu chí đánh giá cụ thể, đồng thời có sự phân công nhiệm vụ, chế độ chính sách phù hợp cho các bộ phận, cá nhân trong quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin và đánh giá kết quả.
1.4.6. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học