Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 51)

9. Cấu trúc của đề tài

2.2.3. Phương pháp khảo sát

2.2.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a) Chọn mẫu và khách thể khảo sát

- Mẫu khảo sát:

Huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương có 11 trường tiểu học, phần lớn các trường tương đồng nhau về cơ cấu, tổ chức, chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên. Vì vậy, người nghiên cứu chón 5 trong 11 trường trên địa bàn huyện Bàu Bàng theo ngẫu nhiên đề làm nghiên cứu điển hình. Số lượng mẫu trong các trường tiểu học được lựa chọn cụ thể là: Trường TH Hưng Hòa (30 mẫu), Trường TH Cây Trường (30 mẫu), Trường TH Lai Hưng A (25 mẫu), Trường TH Lai Hưng B (35 mẫu), Trường TH Kim Đồng (40 mẫu)

- Khách thể điều tra, khảo sát:

+ Thông tin chung của cán bộ quản lý và giáo viên được thể hiện cụ thể trong bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1. Thông tin về khách thể điều tra

TT Thông tin về khách thể điều tra SL %

1 Bằng cấp chuyên môn 160 100.0 1.1 Thạc sĩ 4 2.5 1.2 Cử nhân đại học 137 85.6 1.3 Cử nhân cao đẳng 19 11.9 2 Vị trí công tác 160 100.0 2.1 Hiệu trưởng 5 3.1 2.2 Phó hiệu trưởng 10 6.3 2.3 Tổ trưởng chuyên môn 18 11.3 2.4 Giáo viên 127 79.4 3 Thâm niên công tác 160 100.0 3.1 Dưới 5 năm 59 36.9 3.2 Từ 5 năm đến dưới 10 năm 82 51.2 3.3 Từ 10 năm đến dưới 15 năm 19 11.9

- Bằng cấp chuyên môn: Số lượng CBQL,GV có bằng thạc sĩ chiếm 2.5%, cự nhân đại học chiếm 85.6% nhiều nhất trong các đối tượng tham gia khảo sát. Cử nhân cao đẳng chiếm 11.9%

- Vị trí công tác: Trong tổng số lượng tham gia khảo sát có 5 Hiệu trưởng (chiếm 3.1%), Phó hiệu trưởng là 6.3%, Tổ trưởng chuyên môn là 11.3%, Giáo viên chiếm 79.4%

- Thâm niên công tác: Đội ngũ CBQL,GV tham gia khảo sát có thâm niên công tác trong ngành giáo dục dưới 5 năm chiếm 36.9%, từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm 51.2%, từ 10 năm đến dưới 15 năm chiếm 11.9%

b) Công cụ điều tra, khảo sát

Đề tài đã xây dựng bảng hỏi theo Phụ lục 1.1 làm công cụ chính cho việc điều tra, khảo sát định lượng. Bảng hỏi là phiếu khảo sát thực trạng hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực và quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương dành cho đối tượng là CBQL, GV, gồm 12 câu hỏi.

c) Thang đo

Sử dụng thang 5 mức. Mỗi câu hỏi được đánh giá với 5 mức độ, tăng dần từ 1 điểm đến 5 điểm, với quy ước ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thang đo các nội dung khảo sát

Điểm Mức độ đồng ý Mức độ đạt đƣợc Mức độ ảnh hƣởng

1 Không đồng ý Kém Không ảnh hưởng 2 Ít đồng ý Yếu Ít ảnh hưởng 3 Đồng ý Trung bình Ảnh hưởng 4 Đồng ý mức khá cao Khá Khá ảnh hưởng

5 Rất đồng ý Tốt Rất ảnh hưởng

d) Xử lí và đánh giá kết quả khảo sát

Người nghiên cứu tiến hành phát phiếu khảo sát trực tiếp cho nhóm CBQL, nhóm GV và thu lại phiếu. Theo đó, xử lí các số liệu thu được nhờ sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 có bản quyền. Điểm trung bình các nội dung khảo sát được phân loại, đánh giá như trình bày ở Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thang đánh giá các nội dung khảo sát

Điểm trung bình Mức độ đồng ý Mức độ đạt đƣợc Mức độ ảnh hƣởng

Từ 1.0 – 1.80 Không đồng ý Kém Không ảnh hưởng Từ 1.81 – 2.60 Ít đồng ý Yếu Ít ảnh hưởng Từ 2.61 – 3.40 Đồng ý Trung bình Ảnh hưởng Từ 3.41 – 4.20 Đồng ý khá cao Khá Khá ảnh hưởng Từ 4.21 – 5.00 Rất đồng ý Tốt Rất ảnh hưởng

Bảng quy ước nay được sử dụng làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh học tập tích cực của đề tài này.

2.2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu a) Người trả lời phỏng vấn

- Nhóm 1: Tác giả lựa chọn phỏng vấn 5 CBQL đang công tác tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương (mỗi trường 01 CBQL).

- Nhóm 2: phỏng vấn 10 GV đang giảng dạy tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương (mỗi trường 02 GV).

b) Câu hỏi phỏng vấn

Mỗi nhóm khác nhau có câu hỏi phỏng vấn khác nhau, các câu hỏi được chuẩn bị theo phụ lục 1.2 nhằm xác định minh chứng định tính chuyên sâu trong công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương.

c) Cách thức phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng ở mỗi nhóm theo các câu hỏi đã được chuẩn bị về vấn đề mình nghiên cứu và ghi chép lại các câu trả lời.

d) Thời gian phỏng vấn

Tháng 02 năm 2021.

e) Xử lí kết quả phỏng vấn

Để bảo mật thông tin cho các đối tượng tham gia phỏng vấn, người nghiên cứu mã hóa thông tin cá nhân về các đối tượng này như sau: 5 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng) được mã hóa là HT1 đến HT5, 10 giáo viên được mã hóa là GV1 đến GV10. Các kết quả phỏng vấn sau khi được ghi âm và ghi chép lại trong buổi phỏng vấn, sau đó người nghiên cứu thực hiện nghe lại kết quả ghi âm, chọn lọc những thông tin cần thiết và loại bỏ những thông tin thừa để làm rõ thêm cho những hạn chế về công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương.

2.3. Thực trạng hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng

2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò, mục tiêu hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học là không phải trách nhiệm của riêng ai mà là sự chung sức, đồng lòng thực hiện của các lực lượng giáo dục ở các trường tiểu học. Tuy nhiên để thực hiện xây dựng hiệu quả trường học thân thiện, học sinh tích cực trước hết phải có nhật thức đầy đủ về những lợi ích, mục tiêu của hoạt động này. Trong phần này, người nghiên cứu được thực tìm hiểu khả năng nhận thức của CBQL,GV tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.

Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL,GV tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương về vai trò, mục tiêu trong hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thông qua đánh giá từ 160 CBQL,GV tại các trường tiểu học tham gia khảo sát được thể hiện

Kết quả đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò trong hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đối với 160 CBQL và GV được ghi nhận trong bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về vai trò hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của CBQL,GV ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng,

tỉnh Bình Dương

TT Vai trò hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực

Mức độ đồng ý ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại

1 Đảm bảo CSVT, trang thiết bị dạy học đáp

ứng cho việc dạy và học của GV và HS 3.93 0.687 1

Quan trọng 2 Tác động quan trọng tới sự hình thành và

phát triển nhân cách HS tiểu học 3.65 0.737 2

Quan trọng

3

Tạo bầu không khí, mối quan hệ tình cảm thân thiện, môi trường giao tiếp hoà đồng, cởi mở với HS

3.64 0.746 3

Quan trọng

4 Tăng khả năng tương tác giữa GV với HS,

HS với HS và GV với cha mẹ HS 3.56 0.698 5

Quan trọng

5

Tạo cảm giác được an toàn, bình đẳng, tự tin và đảm bảo quyền được đi học, học hết cấp học của HS

3.49 0.644 6

Quan trọng

6 Khuyến khích đội ngũ GV bồi dưỡng nâng

cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 3.60 0.753 4

Quan trọng

Bảng 2.4 chúng ta thấy, các vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học được các CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ quan trọng và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

Đảm bảo CSVT, trang thiết bị dạy học đáp ứng cho việc dạy và học của GV và HS (điểm trung bình là 3.93, xếp hạng 1);

Tác động quan trọng tới sự hình thành và phát triển nhân cách HS tiểu học (điểm trung bình là 3.65, xếp hạng 2);

Tạo bầu không khí, mối quan hệ tình cảm thân thiện, môi trường giao tiếp hoà đồng, cởi mở với HS (điểm trung bình là 3.64, xếp hạng 3);

Khuyến khích đội ngũ GV bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ (điểm trung bình là 3.60, xếp hạng 4);

Tăng khả năng tương tác giữa GV với HS, HS với HS và GV với cha mẹ HS (điểm trung bình là 3.56, xếp hạng 5);

Tạo cảm giác được an toàn, bình đẳng, tự tin và đảm bảo quyền được đi học, học hết cấp học của HS (điểm trung bình là 3.49, xếp hạng 6)

đồng nhất đáng giá trong các nội dung giữa các CBQL, GV tham gia khảo sát. Điều này cho thấy, các vai trò trong hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học phần lớn được CBQL, GV tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương xác định là khá quan trọng.

Kết quả đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu trong hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đối với 160 CBQL và GV được ghi nhận trong bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của CBQL,GV ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh

Bình Dương

TT Mục tiêu hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực

Mức độ đồng ý ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 1

Cảnh quan sân trường an toàn, sạch, đẹp, có cây xanh, thảm cỏ, sân chơi, bãi tập thoáng mát 3.96 0.868 1 Quan trọng 2 Không gian lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học, trang thiết bị dạy học đa dạng, an toàn, thu thút HS tham gia học tập

3.66 0.560 6

Quan trọng

3

Khu vực nhà vệ sinh, thiết bị vệ sinh được giữ gìn sạch sẽ, an toàn phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học

3.77 0.462 2

Quan trọng

4 Khu vực ăn uống, nhà bếp được giữ gìn sạch

sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực thẩm 3.48 0.538 8

Quan trọng 5 GV được nâng cao năng lực chuyên môn, đổi

mới phương pháp dạy học 3.44 0.631 9

Quan trọng 6 Phòng chống bạo lực học đường, xây dựng

văn hóa ứng xử chuẩn mực trong nhà trường 3.63 0.732 7

Quan trọng

7

HS sáng tạo, chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, thái độ, hành vi và thói quen tốt đẹp trong học tập và trong cuộc sống

3.74 0.738 4

Quan trọng

8

HS được thỏa mái tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học

3.72 0.792 5

Quan trọng

9 Tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững

giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng 3.78 0.826 3

Quan trọng

Bảng 2.5 chúng ta thấy, các mục tiêu quan trọng trong hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học được các CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ quan trọng và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

Cảnh quan sân trường an toàn, sạch, đẹp, có cây xanh, thảm cỏ, sân chơi, bãi tập thoáng mát (điểm trung bình là 3.96, xếp hạng 1);

Khu vực nhà vệ sinh, thiết bị vệ sinh được giữ gìn sạch sẽ, an toàn phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học (điểm trung bình là 3.77, xếp hạng 2);

Tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng (điểm trung bình là 3.78, xếp hạng 3);

HS sáng tạo, chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, thái độ, hành vi và thói quen tốt đẹp trong học tập và trong cuộc sống (điểm trung bình là 3.74, xếp hạng 4);

Học sinh được thỏa mái tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học (điểm trung bình là 3.72, xếp hạng 5);

Không gian lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học, trang thiết bị dạy học đa dạng, an toàn, thu thút HS tham gia học tập (điểm trung bình là 3.66, xếp hạng 6)

Phòng chống bạo lực học đường, xây dựng văn hóa ứng xử chuẩn mực trong nhà trường (điểm trung bình là 3.63, xếp hạng 7)

Khu vực ăn uống, nhà bếp được giữ gìn sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực thẩm (điểm trung bình là 3.48, xếp hạng 8)

Giáo viên được nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học (điểm trung bình là 3.44, xếp hạng 9).

Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá dạo động từ 0.462 đến 0.868 thể hiện sự đồng nhất đáng giá trong các nội dung giữa các CBQL, GV tham gia khảo sát. Như vậy, mục tiêu hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học luôn được các trường trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương quan tâm và xem đây là những mục tiêu quan trọng để xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực giúp nhà trường xác định được những việc cần phải thực hiện để đáp ứng mục tiêu đề ra.

Kết quả khảo sát việc thực hiện nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.6 như

Bảng 2.6. Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

TT Nội dung hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực

Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại

1 Môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp

xanh, sạch, đẹp, an toàn 3.59 0.618 4 Khá

2 Môi trường học tập tích cực (tinh thần),

giao tiếp thân thiện 3.71 0.704 3 Khá

3 Dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm

lứa tuổi HS, mục tiêu chương trình môn học 3.85 0.810 2 Khá 4 Rèn luyện kỹ năng sống cho HS 4.28 0.448 1 Tốt

5 Cho HS tham gia các trò chơi dân gian, hát

dân ca, các hoạt động văn nghệ, thể thao 2.47 0.752 5 Yếu

6

Cho HS tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phương

2.31 0.709 6 Yếu

Nhìn vào bảng 2.6 chúng ta thấy, nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được nhóm CBQL và nhóm GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ đạt được tốt khi thực hiện, như: Rèn luyện kỹ năng sống cho HS (điểm trung bình là 4.28 điểm, xếp hạng 1). Độ lệch chuẩn trong trường hợp thấp 0.448 thể hiện sự thống nhất cao trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Như vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hoạt động rèn luyện kỹ năng số cho học sinh luôn được các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương quan tâm thực hiện và mang lại hiệu quả.

Bên cạnh đó, các nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được CBQL,GV tham gia đánh giá ở mức độ khá khi thực hiện, như:

Dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS, mục tiêu chương trình môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)