9. Cấu trúc của đề tài
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học
- Mục tiêu biện pháp:
Thực hiện biện pháp này nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Xác định chính xác mục tiêu kế hoạch, các nội dung thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được gắn liền với thực tế, phù hợp với điều kiện, văn hóa nhà trường, năng lực của đội ngũ giáo viên.
- Nội dung biện pháp:
Để đạt được mục tiêu của biện pháp, các nội dung lập kế hoạch xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực bao gồm:
Xác định các nguồn lực, điều kiện nhà trường, khả năng huy động sự hỗ trợ từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực;
Xác định biểu hiện hành vi giao tiếp, ứng xử chuẩn mực trong tập thể sư phạm nhà trường;
Xác định hoạt động lồng ghép trò chơi dân gian, hát dân ca vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các môn học;
Xác định hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu về di tích, lịch sử cách mạng địa phương;
Xác định khả năng bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
- Cách thực hiện biện pháp:
Xác định các nguồn lực, điều kiện nhà trường, khả năng huy động sự hỗ trợ từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực: Hiệu trưởng phải chỉ đạo cho các bộ phận, cá nhân trong nhà trường thực hiện phối hợp hiệu quả trong việc thu thập, xác định chính xác về năng lực đội ngũ giáo viên, chất lượng về cơ sở vật chất, bố trí phòng học, nhà vệ sinh, khu nhà ăn, bếp ăn đảm bảo an toàn cho học sinh. Đặc biệt, Hiệu trưởng chủ động trong việc thu thập thông tin, xác định kinh phí, ngân sách chi cho các hoạt động trong năm, điều kiện, chính sách hỗ trợ thêm lương, thưởng cho đội ngũ giáo viên trong quá trình phối hợp thực hiện các hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được thực hiện theo Thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở
giáo dục công lập, cũng như việc sử dụng ngân sách nhà trường để đầu tư xây dựng, sửa chưa, trang trí phòng học, trồng cây sân trường, tạo bòng mát, không gian xanh – sạch- an toàn cho học sinh khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi.
Xác định biểu hiện hành vi giao tiếp, ứng xử chuẩn mực trong tập thể sư phạm nhà trường: Hiệu trưởng tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể trong tập thể sư phạm nhà trường xác định biểu hiện hành vi, thái độ ứng xử có văn hóa giữa các mối quan hệ trong nhà trường dựa trên Bộ Quy tắc ứng xử đã được nhà trường xây dựng phù hợp. Xây dựng đường dây nóng, cầu nối giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thu thập thông tin phản ánh những hành vi bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn minh trong tập thể sư phạm nhà trường, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, bộ phận liên quan tham gia xây dựng tường học thân thiện, học sinh tích cực, tích cực, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, giúp học sinh tự tin, hứng thú tham gia các hoạt động học tập, vui chơi.
Xác định hoạt động lồng ghép trò chơi dân gian, hát dân ca vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các môn học: Xây dựng kế hoạch cụ thể để xác định thực trạng hoạt động lồng ghép trò chơi dân gian, hát dân ca trong các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ học. Xác định nhận thức CBQL, GV về mục tiêu, vai trò của tò chơi dân gian đối với kết quả học tập của học sinh cũng như đối với công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đồng thời, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo Tổ chuyên môn xác định về khả năng nắm vững các kỹ năng khi tổ chức hướng dẫn các trò chơi dân gian cho học sinh, đặc biệt thu thập thông tin xác định khả năng xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục, chọn lựa các trò chơi dân gian phù hợp với từng môn, đối tượng học sinh , trò chơi phải phát huy được giáo dục đạo đức, lối sống, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh với bản thân, trách nhiệm CBQL, GV với vị trí công việc, bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp sống lành mạnh, lịch sự;
Xác định hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu về di tích, lịch sử cách mạng địa phương: Công tác tuyên truyền, tìm hiểu về di tích, lịch sử cách mạng địa phương được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc định hướng chính trị, tư tưởng, tác phong gìn giữ những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như những giá trị văn hóa truyền thống nhà trường góp phần thành công trong phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Nhà trường chọn lựa những hình thức tuyên truyền phù hợp thông qua phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động tuyền truyền miệng, hoạt động văn hóa, văn nghệ…tiêu biểu, đưa các nội dung giá trị văn hóa lịch sử vào tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt chi bộ, làm tài liệu giảng dạy, sinh hoạt dưới cờ, kể chuyện truyền thống, kỷ niệm các ngày lễ lớn, sinh hoạt câu lạc
bộ, trên pa-nô, khẩu hiệu tại các lối đi trong nhà trường, tổ chức các hoạt động về nguồn, hoạt động đền ơn đáp nghĩa để giáo dục học sinh truyền thống uống nước nhớ nguồn, nâng cao ý thức bảo vệ, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường.
Xác định khả năng bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực: Hiệu trưởng tăng cường công tác đánh giá năng lực thực hiện của CBQL, GV. Đồng thời, chú trọng đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp về việc khả năng phối hợp, huy động trong các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, các tổ chức, Ban đại diện CMHS, cơ quan chủ quản để thống nhất về mục tiêu, nội dung và phương thức thực hiện, khả năng hỗ trợ quá trình thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong nhà trường được thực hiện theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong cơ sở giáo dục.
- Điều kiện thực hiện biện pháp:
Nhà trường phải có công cụ để kiểm tra, đánh giá xác định chính xác về biểu hiện hành vi ứng xử trong các lực lượng giáo dục trong nhà trường, đánh giá về chất lượng môi trường vật chất, trang thiết bị dạy học, đánh giá xác định được chất lượng các hoạt động học tâp vui chơi của học sinh. Qua đó, tạo cơ sở, minh chứng vững chắc giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đặc biệt, hiệu trưởng phải phát huy vai trò lãnh đạo, tiên phong, gương mẫu trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phải có khả năng cân đối tài chính, điều kiện nhà trường, cũng như năng lực tập hợp lực lượng tham gia, phân công hợp lý các lực lượng trong quá trình thu thập, xử lý thông tin và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng hoàn thiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
3.2.2. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học cho cán bộ quản lý, giáo viên