9. Cấu trúc của đề tài
2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động xây trường học
Kết quả khảo sát thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.24 như:
Bảng 2.24. Thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học
TT Các điều kiện hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực
Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 1
Công tác đảm bảo các cở sở vật chất, trang thiết bị dạy học hoạt động bình thường, an toàn
3.59 0.712 2 Khá
2 Tổ chức đánh giá biểu hiện hành vi, ứng
xử trong tập thể sư phạm 2.50 0.673 4 Yếu
3 Bồi dưỡng đội ngũ giao viên nâng cao
TT Các điều kiện hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực
Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 4
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS trong từng giái đoạn cụ thể
3.89 0.816 1 Khá
5 Huy động nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho HS 3.54 0.643 3 Khá
6 Tăng cường công tác trang bị tài liệu về di
tích lịch sử văn hóa cách mạng địa phương 2.31 0.737 6 Yếu
Bảng 2.24 cho thấy, các điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được nhóm CBQL và nhóm GV tham gia khảo sát đánh giá đạt mức độ khá khi thực hiện và được sắp xếp giảm dần theo thứ bậc cụ thể như: “Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS trong từng giái đoạn cụ thể” (điểm trung bình là 3.89, xếp hạng 1); “Công tác kiểm tra, đảm bảo các cở sở vật chất, trang thiết bị dạy học hoạt động bình thường, an toàn” (điểm trung bình là 3.59, xếp hạng 2); “Huy động nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS” (điểm trung bình là 3.54, xếp hạng 3). Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá thấp, dao động tự 0.643 đến 0.816 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL, GV tham gia khảo sát, như vậy các trường đã đảm bảo trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, đảm bảo trang thiết bị, cơ sở vật chất an toàn cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi, học tập.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá biểu hiện hành vi, ứng xử, cử chỉ trong tập thể sư phạm, cũng như công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và tài liệu hướng dẫn, giới thiệu về các di tích lịch sử văn hóa địa phương chưa được đảm bảo (điểm trung bình trong các trường hợp dao động từ 2.31 đến 2.50). Như vậy, để nâng cao chất lượng trong quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, ngoài đảm bảo các điều kiện về môi trường vật chất, nhà trường cần đảm bảo chất lượng về môi trường tâm lý xã hội, khả năng ứng xử văn hóa trong tập thể sử phạm, cũng như công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
2.5. Thực trạng các yếu tổ ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động xây trƣờng học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng
2.5.1. Các yếu tố khách quan
quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.25 như:
Bảng 2.25. Thực trạng tác động các yếu tố khách quan đến quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học
TT Tác động của các yếu tố khách quan
Mức độ ảnh hƣởng ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại
1 Chủ trương chính sách quản lý của nhà
nước cho giáo dục tiểu học 3.56 0.759 2 Khá 2 Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong
giai đoạn hiện nay 3.52 0.727 3 Khá 3 Giá trị văn hóa truyền thống của địa phương 3.58 0.748 1 Khá
Bảng 2.25 cho thấy, phần lớn các yếu tố khách quan tác động đến chất lượng công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được nhóm CBQL và nhóm GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ khá ảnh hưởng khi thực hiện và được sắp xếp giảm dần theo thứ bậc cụ thể như:
“Giá trị văn hóa truyền thống của địa phương” (điểm trung bình là 3.58, xếp hạng 1);
“Chủ trương chính sách quản lý của nhà nước cho giáo dục tiểu học” (điểm trung bình là 3.56, xếp hạng 2);
“Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay” (điểm trung bình là 3.52, xếp hạng 3).
Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá thấp, dao động tự 0.727đến 0.748 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL, GV tham gia khảo sát. Qua đó, công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đã chịu tác động từ chủ trường chính sách quản lý của Nhà nước, với chủ trương chính sách thông thoáng, không chồng chéo sẽ tháo gỡ những khó khăn trong quá trình xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực phải đi đôi với việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tuyền thống lịch sử cách mạng địa phương.
2.5.2. Các yếu tố chủ quan
Kết quả khảo sát thực trạng sự tác động từ các yếu tố chủ quan đến công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại các trường tiểu
học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm CBQL,GV tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.26 như:
Bảng 2.26. Thực trạng tác động các yếu tố chủquan đến quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học
TT Tác động của các yếu tố chủ quan
Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại
1 Năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng
trường tiểu học 3.62 0.776 2 Khá 2 Năng lực và phẩm chất của đội ngũ GV 3.51 0.691 3 Khá 3 Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường 3.68 0.676 1 Khá Bảng 2.25 cho thấy, phần lớn các yếu tố chủ quan tác động đến chất lượng công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được nhóm CBQL và nhóm GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ khá ảnh hưởng khi thực hiện và được sắp xếp giảm dần theo thứ bậc cụ thể như: “Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” (điểm trung bình là 3.68, xếp hạng 1); “Năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng trường tiểu học” (điểm trung bình là 3.62, xếp hạng 2); “Năng lực và phẩm chất của đội ngũ GV” (điểm trung bình là 3.51, xếp hạng 3). Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá thấp, dao động tự 0.676 đến 0.776 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL, GV tham gia khảo sát. Qua đó, công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đã chịu tác động từ nhiều yếu tố đến từ bên trong nhà trường, như năng lực Hiệu trưởng, cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục. Như vậy, trong quá trình quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhà trường cần có biện pháp nâng caao khả năng phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
2.6. Đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động xây trƣờng học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh trƣờng học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng
2.6.1. Đánh giá chung thực trạng
- Ƣu điểm:
+ Về hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Phần lớn đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ở các trường tiểu học đã thể hiện sự nhận thức đúng đắn
về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho học sinh tiểu học. Các trường đã thực hiện hiệu quả hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng môi trường học tập tích cực, giao tiếp thân thiện, đáp ứng mục tiêu nội dung chương trình môn học thông qua các phương thức tổ chức môi trương vật chất, cảnh quan ngoài lớp học thân thiện, cởi mở nhằm bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện dạy học hiệu quả, lấy người học làm trung tâm;
+ Về quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Phần lớp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng trong công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Thường xuyên xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện kế hoạch, cũng như chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động nhằm phát hiện những sai sót, yếu kém trong từng đối tượng để có biện pháp kịp thời khắc phục.
- Hạn chế, thiếu sót:
+ Về hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Các trường chưa thực hiện hiệu quả nội dung hoạt động vui chơi, hát dân ca, các hoạt động văn nghệ, thể thao, cũng như hoạt động tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phương cho học sinh. Hạn chế trong quá trình tổ chức huy động các nguồn lực trong nhà trường và cộng đồng xã hội;
+ Về quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực:
Xây dựng kế hoạch: Các trường chưa có kế hoạch lồng ghép trò chơi dân gian, hát dân ca vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các môn học phù hợp, cũng như chưa xác định đúng thực trạng về biểu hiện hành vi giao tiếp, ứng xử chuẩn mực trong tập thể sư phạm nhà trường. Ngoài ra, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và kế hoạch tuyên truyền, tìm hiểu về di tích, lịch sử cách mạng địa phương cho học sinh còn nhiều hạn chế;
Tổ chức hoạt động: Công tác phân loại và xử lý rác trong trường lớp chưa mang lại hiệu quả, đồng thời chưa tổ chức theo dõi, uốn nắn hành vi ứng xử, gây gỗ, đánh nhau, bắt nạt của học sinh hiệu quả. Ngoài ra, các giải pháp để nâng cao chất lượng day học và tổ chức rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, hợp tác, phòng ngừa bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội trong các trường chưa gắn liền với thực tiễn. Các trường chưa tổ chức theo dõi, quan sát, đánh giá học sinh trong quá trình chơi, đảm bảo an toàn cho học sinh. Các trường chưa xây dựng thư viên tư liệu trên mạng xã hội về quê hương đất nước, địa phương. Các cuộc thi, câu lạc bộ tìm hiểu và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương vào các ngày lễ hội chưa được các trường quan tâm thực hiện;
Chỉ đạo thực hiện hoạt động: Các trường chưa khích lệ học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, sân trường, trong lớp và cá nhân. Công tác chỉ đạo cho tập thể sư phạm phối hợp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra trong quá trình thực hiện hoạt động tuyên truyền xây dựng văn hóa ứng xử cũng chưa mang lại hiệu quả. Hiệu trưởng các trường chưa khuyến khích được đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Đồng thời, các trường chưa chỉ đạo xây dựng ngân hàng trò chơi dân gian, bài hát dân ca phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học;
Kiểm tra – đánh giá hoạt động: Các trường chưa tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cũng như chưa tổ chức đánh giá khả năng lồng ghép hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào môn học và các hoạt động giáo dục ngoài khóa và tổ chức đánh giá chất lượng, hiệu quả trong các hoạt động vui chơi, các hội thi văn hóa, thể thao;
Quản lý điều kiện phục vụ hoạt động: Công tác kiểm tra đánh giá biểu hiện hành vi, ứng xử trong tập thể sư phạm và công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ chưa được đảm bảo. Đồng thời, công tác trang bị tài liệu về di tích lịch sử văn hóa cách mạng địa phương cho đội ngũ giáo viên, học sinh tham khảo, tìm hiểu chưa được đảm bảo.
2.6.2. Nguyên nhân hạn chế
- Các nội dung hoạt động còn tẻ nhạt chưa và tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay;
- Nhà trường còn lúng túng khi triển khai một số biện pháp quản lý, đặc biệt là những biện pháp phối hợp huy động nguồn lực trong các lực lượng trong và ngoài nhà trường;
- Điều kiện vật chất, kinh phí cho hoạt động còn nhiều khó khăn, eo hẹp, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội chưa nhiều;
- Bệnh thành tích trong học tập còn cao, các em bị gia đình ép học suốt ngày, suốt cả tuần để theo kịp bạn bè, các em không có thời gian để thư giản, để hoạt động sở thích, sở trường, bỏ quên giáo dục kỹ năng sống;
- Chưa có sự phối kết hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong các hoạt động nhà trường;
- Nhà vệ sinh chưa thiết kế chưa mở theo hướng sáng – xanh – sạch – đẹp, sử dụng nhiều hình ảnh bố trí treo tường;
- Áp lực trong công việc, một số cán bộ, giáo viên, học sinh không kiểm soát được những hành vi, cử chỉ của mình với người khác;
- Nhà trường thiếu thiết bị, nhân lực trong quan sát học sinh trong các hoạt động vui chơi, học tập trong nhà trường;
- Nhà trường còn xem nhẹ công tác kiểm tra - đánh giá, đánh giá mang tính đối phó và chưa có công cụ, tiêu chí đánh giá phù hợp;
- Áp lực trong công việc, chính sách lương thưởng thấp không đủ trang trải trong cuộc sống;
- Các trò chơi dân gian, bài hát còn mang tính tự phát chưa được nhà trường chọn lọc tổng hợp tạo ngân hàng trò chơi, bài hát phù hợp;
- Nhà trường chưa xây dựng được những tiêu chí đánh giá hiệu quả trong các hoạt động vui chơi, hội thi xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương hai, người nghiên cứu đã tổ chức phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cũng như thực trạng quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học và trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng trên cho thấy đội ngũ CBQL, GV ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương có trình độ chuyên môn cao đảm bảo về số lượng và chất lượng trong các hoat động giáo dục nhà trường. Trong đó, phần lớn các CBQL, GV ở các trường tiểu học đều thể hiện được khả năng nhận thức về vai trò, mục tiêu cũng như tầm quan trọng trong công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học.