Thực trạng các điều kiện hỗ trợ hoạt động xây trường học thân thiện học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 61)

9. Cấu trúc của đề tài

2.3.4. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ hoạt động xây trường học thân thiện học

Kết quả khảo sát các điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.8 như

Bảng 2.8. Thực trạng đánh giá mức độ đáp ứng của các điều kiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

TT Điều kiện hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực

Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại

1 Điều kiện về cơ sở vật chất 3.76 0.781 1 Khá 2 Điều kiện về môi trường học tập, mối quan

hệ giữa các lực lượng giáo dục 1.80 0.406 5 Yếu 3 Điều kiện về dạy học hiệu quả 3.60 0.540 2 Khá 4 Điều kiện về giáo dục kỹ năng sống cho HS 1.91 0.292 3 Yếu 5

Điều kiện về trò chơi dân gian, các hoạt động chăm sóc và bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa địa phương

1.90 0.301 4 Yếu

Bảng 2.8 cho thấy, các điều kiện phục vụ cho hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được các CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ khá khi thực hiện hoạt động này, như: “Điều kiện về cơ sở vật chất” (điểm trung bình là 3.76, xếp hạng 1); “Điều kiện về dạy học hiệu quả”(điểm trung bình là 3.60, xếp hạng 2). Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá thấp, dao động từ 0.540 đến 0.781 thể hiện sự thống nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Qua phỏng vấn một số giáo viên, nhiều ý kiến cho rằng “nhà trường được đầu tư xây dựng bê tông hóa, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu trong các hoạt động dạy học, Hiệu trưởng nhà trường luôn quan tâm và động viên các bộ phận thực hiện đổi mới về phương pháp dạy học, nâng cao kết quả học tập cho học sinh”(GV5,GV6). Như vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường luôn đáp ứng yêu cầu dạy học trong các môn học.

Tuy nhiên, một số điều kiện chưa đáp ứng tốt yêu cầu trong hoạt động xây dựng trường học thân hiện, học sinh tích cực của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, như: “Điều kiện về giáo dục kỹ năng sống cho HS”(điểm trung bình là 1.91); “Điều kiện về trò chơi dân gian, các hoạt động chăm sóc và bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa địa phương”(điểm trung bình là 1.90); “Điều kiện về môi trường học tập, mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục” (điểm trung bình là 1.80). Độ lệch chuẩn thấp trong các trường hợp đánh giá, riêng “Điều kiện về giáo dục kỹ năng sống cho HS” có độ lệch chuẩn thấp nhất (0.292) thể hiện sự chênh lệch thấp nhất trong từng thời điểm đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo

sát so với giá trị điểm trung bình. Đồng thời qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý, có nhiều ý kiến cho rằng “Điều kiện vật chất, kinh phí cho hoạt động còn nhiều khó khăn, eo hẹp, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội chưa nhiều. Bên cạnh đó, bệnh thành tích trong học tập còn cao, các em bị gia đình ép học suốt ngày, suốt cả tuần để theo kịp bạn bè, để có thành tích cao, các em không có thời gian để thư giản, để hoạt động sở thích, sở trường, bỏ quên giáo dục kỹ năng sống” (HT2,HT3). Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động dạy học, nhà trường cần đảm bảo các điều kiện phát triển kỹ năng sống cho học sinh, cung cấp tài liệu kỹ năng sống của Bộ Giáo dục phát hành cũng như tích hợp vào nội dung các bài học ở các môn học trên lớp, thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đưa nhiều trò chơi dân gian vào các hoạt động giúp học sinh thư giản, hứng thú trong học tập.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động xây trƣờng học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng

2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng quản lý hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Kết quả khảo sát khả năng nhận thức về tầm quan trọng trong công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực của cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.9 như:

Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trong trong công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích

cực ở các trường tiểu học

TT Tầm quan trọng quản lý hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện, HS tích cực Mức độ đồng ý ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 1

Nâng cao hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực

3.75 0.728 2 Khá cao

2

Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực

3.83 0.795 1

Khá cao

3 Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của

HS trong học tập và các hoạt động xã hội một 3.71 0.587 4

Khá cao

TT Tầm quan trọng quản lý hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện, HS tích cực Mức độ đồng ý ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại cách phù hợp và hiệu quả

4 Nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng

sáng tạo của đội ngũ GV 3.73 0.632 3

Khá cao

5

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội

3.69 0.735 5

Khá cao

6 Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện của nhà trường 3.49 0.538 6

Khá cao

Bảng 2.9 cho thấy, các nội dung về tầm quan trong trong công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được các CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ đồng ý khá cao, cụ thể như:

“Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” (điểm trung bình là 3.83, xếp hạng 1);

“Nâng cao hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”(điểm trung bình là 3.75, xếp hạng 2);

“Nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sáng tạo của đội ngũ GV”(điểm trung bình là 3.73, xếp hạng 3);

“Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả”(điểm trung bình là 3.71, xếp hạng 4);

“Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội”(điểm trung bình là 3.69, xếp hạng 5)

“Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường”( điểm trung bình là 3.49, xếp hạng 6)

Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá thấp, dao động từ 0.538 đến 0.795 thể hiện sự thống nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Qua kết quả phỏng vấn có nhiều ý kiến cho rằng “việc quản lý tốt hoạt động xây dựng trường học thân thiện sẽ đem lại một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, lành mạnh, tạo sự gắn kết trong các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” (HT3,HT4). Như vậy, phần lớn các cán bộ quản lý trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong quản lý xây dựng trường học thân thiện, đây là điều kiện thuận lợi giúp nhà trường nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Công tác kế hoạch có vai trò rất quan trọng trong mỗi hoạt động trong nhà trường. Việc kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với các mục tiêu, nội dung gắn liền với thực tế, phù hợp với điều kiện nhà trường là phương chỉ nam, sự định hướng quan trọng giúp nhà trường thắng lợi trong công tác phát triển, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Kết quả khảo sát thực trạng trong công tác xây dựng kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đối với các nhóm tham gia khảo sát được ghi nhận ở bảng 2.10 như:

Bảng 2.10. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

TT Xây dựng kế hoạch hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện, HS tích cực Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 1

Kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực được lồng ghép trong kế hoạch năm học của trường tiểu học

3.61 0.614 4 Khá

2

Xác định thực trạng về môi trường vật chất, cảnh quan, không gian trong và ngoài lớp học

3.86 0.792 1 Khá

3

Xác định thực trạng về biểu hiện hành vi giao tiếp, ứng xử chuẩn mực trong tập thể sư phạm nhà trường

1.87 0.339 8 Yếu

4

Xác định mục tiêu, nội dung xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực trong trường tiểu học

3.71 0.630 3 Khá

5 Kế hoạch trồng cây xanh trong và ngoài lớp

học phù hợp với điều kiện nhà trường 3.73 0.670 2 Khá

6 Kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp

dạy học theo hướng lấy HS làm trung tâm 3.53 0.592 6 Khá

7

Kế hoạch lồng ghép trò chơi dân gian, hát dân ca vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các môn học phù hợp

TT Xây dựng kế hoạch hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện, HS tích cực Mức độ đạt đƣợc ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc Xếp loại 8 Xác định thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS trong các hoạt động ngoại khóa đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực

3.59 0.658 5 Khá

9

Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

1.84 0.370 9 Yếu

10 Kế hoạch tuyên truyền, tìm hiểu về di tích,

lịch sử cách mạng địa phương cho HS 1.80 0.410 10 Yếu

Nhìn vào bảng 2.10 cho thấy, các nội dung trong công tác lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được nhóm CBQL và nhóm GV tại các trường tiểu học tham gia khảo sát đánh giá đạt mức độ khá khi thực hiện và được sắp xếp giảm dần theo thứ bậc như sau:

“Xác định thực trạng về môi trường vật chất, cảnh quan, không gian trong và ngoài lớp học” (điểm trung bình là 3.86, xếp hạng 1);

“Kế hoạch trồng cây xanh trong và ngoài lớp học phù hợp với điều kiện nhà trường”(điểm trung bình là 3.73, xếp hạng 2);

“Xác định mục tiêu, nội dung xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực trong trường tiểu học”(điểm trung bình là 3.71, xếp hạng 3);

“Kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực được lồng ghép trong kế hoạch năm học của trường tiểu học” (điểm trung bình là 3.61, xếp hạng 4);

“Xác định thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS trong các hoạt động ngoại khóa đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” (điểm trung bình là 3.59, xếp hạng 5);

“Kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy HS làm trung tâm” (điểm trung bình là 3.53, xếp hạng 6).

Độ lệch chuẩn trong các trường hợp thấp, dao động từ 0.614 đến 0.792 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý, có ý kiến cho rằng “nhà trường rất quan tâm đến phong trào xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho học sinh, kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, kế hoạch trồng cây, tạo không gian xanh, sạch, an toàn cho học sinh vui chơi và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường được lồng ghép vào kế

hoạch chung của nhà trường” (HT2). Như vậy, kế hoạch về môi trường vật chất, trồng cây, tạo cảnh quan, không gian trong và ngoài lớp được nhà trường quan tâm xây dựng gắn liền với thực tế, điều kiện nhà trường.

Riêng, các nội dung trong công tác lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được nhóm CBQL và nhóm GV tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ yếu khi thực hiện, bao gồm:

“Kế hoạch lồng ghép trò chơi dân gian, hát dân ca vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các môn học phù hợp” (điểm trung bình là 1.89, xếp hạng 7);

“Xác định thực trạng về biểu hiện hành vi giao tiếp, ứng xử chuẩn mực trong tập thể sư phạm nhà trường” (điểm trung bình là 1.87, xếp hạng 8);

“Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học” (điểm trung bình là 1.84, xếp hạng 9);

“Kế hoạch tuyên truyền, tìm hiểu về di tích, lịch sử cách mạng địa phương cho HS” (điểm trung bình là 1.80, xếp hạng 10).

Độ lệch chuẩn trong các trường hợp thấp, dao động từ 0.317 đến 0.410 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL, GV tham gia khảo sát. Qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý, có ý kiến cho rằng “công tác kế hoạch xây dựng trường học thân thiện được nhà trường quan tâm thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan chủ quản nhằm định hướng cho các hoạt động giáo dục nhà trường, cũng như tạo điều kiện tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tạo môi trường vui chơi, học tập an toàn, lạnh mạnh cho học sinh. Để xây dựng kế hoạch nhà trường đã tổ chức thu thập thông tin từ thực tế, tuy nhiên công tác thu thập thông tin còn nhiều hạn chế, chưa có sự trung thực trong đánh giá từ các bộ phận, đánh giá còn mang tính hình thức” (HT1,HT2). Như vậy, công tác kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tuy đã quan tâm xây dựng, nhưng kế hoạch lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoài giờ, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, cũng như việc xác định thực trạng về biểu hiện hành vi giao tiếp, ứng xử trong tập thể sư phạm còn nhiều thiếu sót, hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sự phối kết hợp, khách quan trong đánh giá từ các bộ phận, cá nhân trong các hoạt động nhà trường là một trong những nguyên nhân chính cần có biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả của các trường.

2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch cũng có vai trò rất quan trọng sau khi kế hoạch hoạt động đã được phê duyệt trong mỗi hoạt động của nhà trường. Trong phần

này, người nghiên cứu tập trung khảo sát đánh giá mức độ đạt được về việc tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực gồm: Tổ chức xây dựng môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Tổ chức xây dựng môi trường học tập thân thiện cho HS; Tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi HS, chương trình môn học; Tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học; Tổ chức các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương 1 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)