9. Cấu trúc của đề tài
1.2.4. Quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cự cở trường tiểu
học, nâng cao kết quả học tập của học sinh [34].
Như vậy, trường học thân thiện là trường học được thực hiện giáo dục theo tính tổng thể về chất lượng. Học sinh trong trường được tôn trọng, được đảm bảo quyền trẻ em, được động viên, khuyến khích, hỗ trợ trong học tập để phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn, đầy đủ.
Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là hoạt động có mục đích, kế hoạch, nội dung và phương thức cụ thể của tập thể sư phạm nhà trường làm cho môi trường vật chất (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, không gian, cảnh quan trong và ngoài lớp học) xanh, sạch, đẹp, an toàn. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh. Đồng thời, môi trường học tập (tinh thần), giao tiếp thân thiện trong tập thể sư phạm, giao tiếp thân thiện giữa học sinh với giáo viên, giáo viên với cha me học sinh, học sinh với học sinh, nhà trường với tổ chức xã hội, cũng như xây dựng bầu không khí mang lại cảm giác an toàn, không có sự đe dọa và khuyến khích, không có sự phận biệt đối xử của học sinh. Cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian, hát dân ca, các hoạt động văn nghệ, đồng thời cho học sinh tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy những giá trị văn học, lịch sử, cách mạng địa phương giúp học sinh nâng cao ý thức, trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống tốt đẹp của ông cha, tích cực bảo vệ môi trường, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
1.2.4. Quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học học
Theo các khái niệm trên, có thể hiểu quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học là những tác động có mục đích, kế hoạch của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trong trường tiểu học đến tập thể sư thạm tham gia xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhà trường. Công tác quản lý hoạt động nàybao gồm: quản lý xây dựng môi trường cảnh quan, môi trường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, không gian trường lớp; quản lý dạy học hiệu quả học sinh; quản lý xây dựng môi trường học tập (tinh thần) thân thiện, đảm bảo các điều kiện trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ, đa dạng, an toàn, khả năng đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên; quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ, hoạt động tìm hiểu, chăm sóc và phát triển di tích lịch sử, cách mạng địa phương; quản lý môi trường giao tiếp, ứng xử trong tập thể sư phạm nhà trường; quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, xây dựng bầu không khí thân thiện, an toàn, không phân biệt, đối xử học sinh, khuyến khích, giúp học sinh thỏa mái trong học tập, trải nghiệm
nâng cao kết quả học tập và áp dụng vào thực tiễn đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường tiểu học qua công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra - đánh giá hoạt động này.
1.3. Hoạt động xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực ở trƣờng tiểu học
1.3.1. Vai trò hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học trường tiểu học
Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học có ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển trí tuệ, sức khỏe và tình cảm cho học sinh tiểu học. Ngoài ra, trong chương trình đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay, học sinh được coi là trung tâm trong các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường. Học sinh được khuyến khích, được bình đẳng tham gia tích cực trong hoạt động, được làm việc, được tham gia trải nghiệm, được tìm tòi khám phá thế giới xung quanh nhằm phát triển toàn diện, phát huy tính tích cực, hình thành năng lực chuẩn bị tốt cho bậc học trung học cơ sở. Trường học được xây dựng với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ, an toàn, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, đạt chuẩn sẽ góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, bầu không khí thân thiện, cởi mở học sinh được phát huy tối đa mọi tiềm năng sẵn có của mình [21]. Như vậy, vai trò của việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực bao gồm:
Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng cho việc dạy và học của thầy cô giáo và học sinh;
Tác động quan trọng tới sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học;
Tạo bầu không khí, mối quan hệ tình cảm thân thiện, môi trường giao tiếp hoà đồng, cởi mở với học sinh;
Tăng khả năng tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh và giáo viên với cha mẹ học sinh;
Tạo cho học sinh cảm giác được an toàn, bình đẳng, tự tin và đảm bảo quyền được đi học, học hết cấp học của học sinh;
Khuyến khích đội ngũ giáo viên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
1.3.2. Mục tiêu hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học ở trường tiểu học
Trường học thân thiện, học sinh tích cực là trường học đảm bảo được cho học sinh an toàn, khỏe mạnh, hài lòng với việc học, được hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ giáo viên trong quá trình học tập. Qua đó, hoạt động xây dựng trường học thân thiên học
sinh tích cực trong trường tiểu học có các mục tiêu như:
Cảnh quan sân trường an toàn, sạch, đẹp, có cây xanh, thảm cỏ, sân chơi, bãi tập thoáng mát;
Không gian lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học và trang thiết bị dạy học đa dạng, an toàn, thu thút học sinh tham gia học tập;
Khu vực nhà vệ sinh, thiết bị vệ sinh được giữ gìn sạch sẽ, an toàn phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học;
Khu vực ăn uống, nhà bếp được giữ gìn sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực thẩm;
Giáo viên được nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học; Phòng chống bạo lực học đường, xây dựng văn hóa ứng xử chuẩn mực trong nhà trường;
Học sinh sáng tạo, chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, thái độ, hành vi và thói quen tốt đẹp trong học tập và trong cuộc sống;
Học sinh được thỏa mái tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
Tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
1.3.3. Nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học
- Môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
Môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp bao gồm: cơ sở hạ tầng trường, lớp, trang thiết bị dạy học trong và ngoài lớp học. Môi trường, cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn là cơ sở hạ tầng trường, lớp, trang thiết bị dạy học trong và ngoài lớp học được đầu tư, xây dựng đáp ứng được yêu cầu xanh, sạch, đẹp, an toàn cụ thể:
+ Trường học xanh: Nhà trường đảm bảo trường học đủ diện tích theo quy định, được quy hoạch. Trường tiểu học được thiết kế tối đa 30 lớp với số học sinh mỗi lớp không lớp hơn 35 học sinh. Đối với khu vực thành phố, thị xã 6m2/học sinh, khu vực nông thôn, miềm núi 10m2/học sinh. Nếu học 2 buổi/ngày tiêu chuẩn điện tích/học sinh tăng thếm 25% so với quy định [32]. Trường có tường xây hoặc hàng rào cây xanh bao quanh, cây xanh chiếm 40% diện tích sân trường, cây có rễ cọc không dễ bị đổ gẫy; trong khuôn viên có hệ thống xây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa, cây cảnh hài hòa và phù hợp với quy hoạch của nhà trường. Vườn trường được bố trí khoa học, hợp lý, phục vụ cho việc dạy học và các hoạt động giáo dục khác; Hệ thống cây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa phải được nhà trường quan tâm, chăm sóc, bảo dưỡng [11].
+ Trường học sạch: Trường học sạch là trường được bố trí, sắp xếp phù hợp các khối công trình phục vụ dạy học, sinh hoạt của CBQL,GV,HS, không bị viết, vẽ bậy trên tường; Có hệ thống xử lí rác thải, không có rác, có thùng đựng rác được đặt vị trí hợp lý đảm bảo mĩ quan, có nắp đậy; rác được tổ chức phân loại và xử lý trong ngày. Hệ thống cống, rãnh nước thải có tấm đậy an toàn, ngăn được mùi hôi; không có hố nước đọng gây ôi nhiễm; Nguồn nước sạch đủ sinh hoạt, nước uống hàng ngày cho CBQL,GV,NV,HS; Có đủ nhà vệ sinh cho CBQL,GV,NV,HS theo quy định; Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh phải phù hợp nhu cầu sử dụng và lứa tuổi học sinh tiểu học; Nhà vệ sinh phải thoáng, đủ ánh sáng, có mái che, thường xuyên được giữ gìn sạch sẽ, không có mùi hôi; Thực hiện tốt công tác y tế trường, thực hiện khám sức khỏe cho học sinh định kỳ, cũng như thực hiện truyền thông giáo dục về vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch, bệnh; Bếp ăn tập thể phải được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền [11].
+ Trường học đẹp: Trường có quy định hợp lý, khoa học đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục và sự phát triển dài hạn; Trong các phòng học, phòng chức năng được bài trí gọn gàng, thẩm mỹ, có ý nghĩa giáo dục; CBQL,GV,NV,HS đoàn kết, tương thân, tường ái, biết sống hài hòa thân thiện với thiên nhiên; tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa, bảo vệ môi trường; Trang phục của CBQL,GV,NV,HS gọn gàng, sạch đẹp; hành vi, ngôn ngữ ứng xử thực hiện theo đúng những chuẩn mực nhà giáo và học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [11].
+ Trường học an toàn: Để trường học được an toàn, nhà trường phải đảm bảo thực hiện các nội dung như: Cơ sở vật chất bảo đảm an toàn trong các hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục; Trường học có kè, tường bảo vệ xung quanh, trồng những cây có rẽ cọc, khó gẫy; Có hệ thống phòng cháy, chống cháy nổ; Các bảng biểu hướng dẫn được bố trí, sắp xếp hợp lý, tiện dụng; Đối với các khu vực mà lối đi có bậc phải đảm bảo các bậc không lớn 300mm, không nhỏ hơn 150mm. Nếu có quá 3 bậc phải bố trí tay vịn; Học sinh được bồi dưỡng kỹ năng phòng chống tai nan thương tích, kỹ năng tự giác, tự quản, tự bảo vệ, không có biểu hiện, hành vi bạo lực trong nhà trường [32].
Như vậy, môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn như: Nhà vệ sinh, xung quanh nhà trường, cổng trường được xây an toàn, sạch, đẹp, không có nguy cơ tiểm ẩn, gây nguy hiểm cho học sinh. Trong lớp học có đầy đủ bàn ghế, bảng chống lóa, đèn chống cận, quạt, máy chiếu…; Không gian lớp học phù hợp, khoảng cách chỗ ngồi từ học sinh đến bảng là 1.6m; Lớp học sạch sẽ, trang trí thẩm mỹ, phù hợp với tâm lý học sinh tiểu học; Có đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng dạy học hiện đại và tối thiểu cho học sinh và giáo viên; Đảm bảo sĩ số 30-40 học sinh/lớp.
- Môi trường học tập tích cực (tinh thần), giao tiếp thân thiện:
Môi trường học tập tích cực (tinh thần), giao tiếp là toàn bộ quan hệ tác động qua lại giữa GV,HS, nhà trường, gia đình và cộng đồng. Môi trường học tâp tích cực, giao tiếp thân thiện là các mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm tạo điều kiện để học sinh được học tập có kết quả, được an toàn trong sự bảo vệ, được coi trọng, công bằng, dân chủ, thân ái, chan hòa, bình đẳng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, gia đình, không có tệ nạn xã hội, học sinh được khuyến khích học tập và phát triển hết năng lực tiềm năng của mình, được đảm bảo phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần [31, tr14].
+ Mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên với học sinh: Môi quan hệ giữa giáo viên và học sinh là một trong những nội dung của môi trường tình thần trong lớp học thân thiện [31, tr15]. Môi quan hệ giữa giáo viên và học sinh được biểu hiện qua sự tôn trọng, thương yêu học sinh, hết lòng vì học sinh; Sự tâm huyết, đầu tư thực hiện kế hoạch dạy học, xây dựng giáo án, đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện thái độ, hành vi ứng xử, sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực của giáo viên để tạo cơ hội, sự tin tưởng, gần gũi, hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học; Bố trí chỗ ngồi hợp lý cho học sinh, giúp học sinh quan sát sõ, thỏa mái, tự tin, mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, nguyên vọng của mình trong môn học; Quan tâm về giới, công bằng giới giữa học sinh nam và nữ, không phân công nhiệm vụ có tính khuôn mẫu về giới; Học sinh được tham gia quyết định trang trí, sử dụng không gian lớp học, các học sinh được phép bày tỏ ý kiến; cử chỉ, lời nói, việc làm phải mẫu mực của giáo viên; gần gũi, thân thiện, không xúc phạm, miệt thị với học sinh; học sinh được rèn luyện những thói quen, hành vi văn hoá ứng xử, sự quan tâm, thông cảm, hợp tác với các bạn trong nhóm, trong tập thể lớp.
+ Mối quan hệ thân thiết giữa học sinh với học sinh: Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh trong tập thể lớp học thân thiện ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh. Bởi đây là mối quan hệ được biểu hiện vừa là bạn bè, vừa là anh em, mối quan hệ không chỉ dừng lại trong khi học tập mà còn tồn tại đến khi trưởng thành hay về già [31]. Chính vì vậy, giáo viên cần tạo mọi điều kiện và hướng dẫn vun đắp mối quan hệ này cho học sinh, giúp học sinh làm việc hợp tác với nhau trong học tập, trong các hoạt động trải nghiệm, vui chơi, rèn luyện các em biết chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ nhau khi bạn gặp khó khăn trong học tập, không hiểu bài. Thường xuyên theo dõi, quan sát học sinh, góp ý học sinh khi có sự cạnh tranh, ganh đua không lành mạnh trong học tập, hay khi gây gỗ, đánh nhau, bắt nạt người yếu thế.
+ Mối quan hệ thân thiết giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội: Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, thân thiết giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng
đồng xã hội sẽ tạo sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện hoạt động giáo dục – dạy học cho học sinh [31]. Tạo mối quan hệ thân thiết này không chỉ là trách nhiệm của riêng ai, mà là trách nhiệm, sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, cha mẹ học sinh và cả cộng đồng. Qua đó, mối quan hệ thân thiết giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội đáp ứng yêu cầu trường học thân thiện, học sinh tích cực được thể hiện qua các nội dung như: Giáo viên liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh để trao đổi thông tin về kết quả học tập của học sinh; Cán bộ địa phương nắm được hoạt động giáo dục của nhà trường và hỗ trợ nhà trường; Cộng đồng xã hội (hàng xóm học sinh) quan tâm và theo dõi, phản ánh hoạt động của nhà trường; Cha mẹ học sinh không nên giao phó việc học tập của con cho nhà trường; Nhà trường luôn có sự liên hệ,có sự hỗ trợ, tham gia của chính quyền