Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non

a. Kiểm định chất lượng giáo dục

Mục đích chính của KĐCLGD là không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực, Kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; Nhà trường cần lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động đưa ra các giải pháp quản lí phù hợp với mục tiêu giáo dục.

sở đào tạo trong hệ thống đảm bảo chất lượng quốc gia. Kiểm định có ý nghĩa quan trọng đối với cơ sở đào tạo, khẳng định cơ sở đào tạo được phép hoạt động hoặc đủ điều kiện nhận tài trợ từ bên ngoài và sinh viên của cơ sở đào tạo đó có đủ điều kiện để nhận trợ cấp hay được cấp văn bằng hoặc chứng chỉ trong hệ thống văn bằng quốc gia. Kiểm định có mục đích kép là đánh giá chất lượng và cải tiến chất lượng, đây là vấn đề rất quan trọng.

KĐCLGD được xem là một giải pháp quản lí chất lượng từ bên ngoài nhằm đưa ra những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình tổ chức giáo dục thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ bản của hệ thống giáo dục cũng như của các CSGD. KĐCLGD ở những nơi phát triển đã trở thành hoạt động thường xuyên, quen thuộc, thậm chí trở thành điều kiện tồn tại của nhiều CSGD.

KĐCLGD không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các trường đã qua kiểm định. Quá trình KĐCLGD nhằm mục tiêu đưa ra các quyết định công nhận đẳng, phổ thông và mầm non…

Mục đích chính của KĐCLGD là nhằm đảm bảo đạt được những chuẩn mực nhất định trong đào tạo và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người học. KĐCLGD còn nhằm mục đích giải trình với xã hội, với các cơ quan quyền lực hay với các cơ quan, tổ chức tài trợ, cấp kinh phí. Hiện nay, không ít các tổ chức, cơ quan quan tâm đến việc cơ sở đào tạo chương trình đào tạo đã được KĐCLGD hay chưa trước khi đưa ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho cơ sở đào tạo chương trình đào tạo đó. Học sinh và phụ huynh, trước khi lựa chọn trường để đăng ký dự tuyển, đăng ký học cũng cân nhắc xem nhà trường hay chương trình đào tạo có được

KĐCLGD hay không. Tổ chức quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và KĐCLGD có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT, trong việc phát triển quy mô của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta hiện nay.

b. Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

KĐCLGD trường mầm non là hoạt động đánh giá mức độ, các tiêu chuẩn, thực trạng chất lượng nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục về công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn CLGD.

KĐCLGD trường mầm non là hoạt động đánh giá (bao gồm TĐG và ĐGN) để xác định mức độ trường mầm non đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ quan quản lý nhà nước.

KĐCLGD trường mầm non nhằm giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của trường mầm non; để cơ quan quản lý nhà nước đánh

giá và công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)