Viết báo cáo TĐG trong KĐCLGD trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.6. Viết báo cáo TĐG trong KĐCLGD trường mầm non

Viết báo cáo TĐG là khâu quan trọng nhất trong công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non. Báo cáo TĐG cần phải viết đảm bảo yêu cầu về cấu trúc, bố cục theo quy định tại công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ GD & ĐT ngày 05/11/2014 về việc hướng dẫn tự đánh giá và ĐGN trường mầm non.

Báo cáo TĐG phải đảm bảo văn phong, chính tả, cách lập luận và lí giải, việc mô tả các hoạt động của nhà trường đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chí; so sánh các điểm mạnh, tồn tại, khó khăn và nguyên nhân, những vấn đề cần cải tiến, các giải pháp thực hiện cải tiến chất lượng, kế hoạch thực hiện, thời hạn hoàn thành.

Bên cạnh đó, báo cáo TĐG đảm bảo không bỏ sót chỉ số, tiêu chí nào hoặc không có chỉ số nào mô tả phân tích không đầy đủ các nội dung yêu cầu.

Bên cạnh đó, báo cáo TĐG đảm bảo đầy đủ các thông tin cơ sở dữ liệu 5 năm gần đây của nhà trường theo quy định. Ngoài việc đảm bảo về chất lượng, báo cáo TĐG cần hoàn thành đảm bảo tiến độ là 15 tuần, tính từ đầu năm học.

Kế hoạch phát triển và chiến lược ưu tiên của mỗi nhà trường mà xác định trọng tâm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường cho từng giai đoạn. Về tổng thể, nhà trƣờng phải có kế hoạch phát huy những điểm mạnh và khắc phục tất cả những tồn tại của mình.

Báo cáo TĐG là sản phẩm được tổng hợp từ 29 phiếu đánh giá tiêu chí của các thành viên của Hội đồng TĐG. Do đó, việc lựa chọn thành viên của Hội đồng để làm thư ký tổng hợp báo cáo TĐG đòi hỏi người lãnh đạo phải lựa chọn thành viên có năng lực trong việc chọn lọc, biên tập, tổng hợp báo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)