8. Cấu trúc luận văn
2.4.5. Thực trạng kết quả đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí TĐG
trường mầm non trong công tác quản lý
Việc nghiên cứu tiêu chí là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan trọng, nó giúp cho việc định hướng và thu thập minh chứng, mô tả hiện trạng, xác định được điểm mạnh, điểm yếu và đề ra biện pháp cải tiến chất lượng cho nhà trường. Do đó cần phải nghiên cứu tiêu chí một cách cụ thể, khoa học.
Để khảo sát thực trạng đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí TĐG trường mầm non trong công tác quản lý, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 16 CBQL và 138 GV về công tác này. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.12.
Bảng 2.12. Đánh giá về thực trạng quản lý đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí TĐG trường mầm non công tác quản lý
Nội dung quản lý và mức độ đánh giá đáp ứng yêu cầu của các tiêu
chí
Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá Bình
thường Chưa tốt
Phổ biến các văn bản cho Hội đồng TĐG và các nhóm chuyên trách về việc đánh giá mức độ đạt được của các chỉ số đạt yêu cầu
17 12,32 55 39,9 36 26,08 30 21,7 Các thành viên của nhà trường và
các các nhóm công tác am hiểu về việc đánh giá mức độ đạt được của
tiêu chí
Có đầy đủ minh chứng làm cơ sở để
đánh giá 36 26 47 34 44 32 11 8,0
Kết quả đánh giá dựa trên việc phân
tích minh chứng so với nội hàm tiêu chí 0 0 52 37,7 68 49,2 18 13,1 Kết quả đánh giá thể hiện bằng
Phiếu đánh giá tiêu chí, đảm bảo đúng theo mẫu quy định
19 13,7 54 39 48 34 17 13,3
Quan kết quả khảo sát cho thấy rằng: việc các thành viên của nhà trường và các các nhóm công tác am hiểu về việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí đã được thực hiện đạt mứckhá42,75%.
Công tác xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ đã được lãnh đạo nhà trường, hội đồng TĐG quan tâm thực hiện, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chung và có sự phân công rõ ràng, xác định được trách nhiệm của từng nhóm công tác. Tuy nhiên, việc tổ chức thảo luận, nghiên cứu tiêu chí đánh giá và kiểm tra nghiên cứu tiêu chí đánh giá còn chưa cao.
Có thể thấy rằng, sau khi triển khai kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các nhóm, nhiều CBQL đã xem nhẹ hoặc không thực hiện việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên thảo luận và kiểm tra, đánh giá việc nghiên cứu tiêu chí đánh giá. Chính vì vậy, mà nhiều giáo viên không nắm được một cách chắc chắn các tiêu chí đánh giá, do đó khi thực hiện việc thu thập thông tin minh chứng cho từng tiêu chí, chỉ báo hết sức khó khăn và lúng túng.
Lãnh đạo hội đồng TĐG không có khả năng giải thích hướng dẫn cho từng cá nhân, vì các yêu cầu của chỉ số, tiêu chí là rất rộng, thông tin minh chứng cần thu thập là rất nhiều. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do tâm lý chủ quan, năng lực tổ chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động của nhiều CBQL còn hạn chế.
Kết quả đánh giá dựa trên việc phân tích minh chứng so với nội dung yêu cầu tiêu chí với mức đạt về khá, bình thường là 37,7 và 49,2. Từ kết quả khảo sát và qua thực tế nghiên cứu hồ sơ cho thấy, vẫn còn những thành viên của nhà trường và các nhóm công tác chưa am hiểu về việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí, nên vẫn còn tình trạng nhiều nội dung yêu cầu của tiêu chí nhà trường chưa đáp ứng được nhưng vẫn đánh giá chỉ số, tiêu chí đó đạt yêu cầu.
Hay có những nội dung không thể hiện được minh chứng minh họa cho phân tích để làm cơ sở đánh giá tiêu chí. Nhiều tiêu chí đánh giá chưa bám vào các nội dung phân tích minh chứng nên vẫn có những tiêu chí mô tả thừa hoặc thiếu các nội dung yêu cầu.
Hay nguyên nhân xuất phát từ các nhóm công tác chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc viết phiếu đánh giá tiêu chí, hầu hết một số cá nhân làm trưởng nhóm
tự viết phiếu này hoặc một vài CBQL tự viết, do đó chưa có sự thống nhất, bàn bạc để đánh giá tiêu chí đúng với thực trạng của nhà trường.
Từ kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn những thành viên của nhà trường và các nhóm công tác chưa am hiểu về việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí.