Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt độngTĐG trong KĐCLGD ở trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 90 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt độngTĐG trong KĐCLGD ở trường

trường MN

a. Mục tiêu của biện pháp

Chức năng kiểm tra giúp cho chủ thể quản lý biết được các thành viên thực hiện các nhiệm vụ như thế nào, các quyết định có phù hợp với thực tế, trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động, giúp đỡ, thúc đẩy cá nhân, tập thể đạt được mục tiêu nhiệm vụ. Kiểm tra, giám sát có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý bất cứ lĩnh vực hoặc hoạt động nào, nhất là các quá trình phức tạp và kéo dài như hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Đảm bảo cho các quy trình TĐG diễn ra, thuận lợi, thông suốt, hiệu quả, đảm bảo tiến độ công việc, có sự quan tâm, kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo thường xuyên của BGH nhà trường. Bên cạnh đó, đảm bảo việc TĐG được thực hiện đúng quy trình các bước và theo kế hoạch, tiến bộ đã đề ra. Có điều kiện điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời

các cá nhân, nhóm công tác. Đảm bảo các nội dung trong hoạt độngTĐG được thể hiện đúng các văn bản hướng dẫn, hạn chế được các hao phí về thời gian, công sức và tài chính để điều chỉnh những lệch lạc, sai sót. Chức năng kiểm tra còn giúp nhà quản lý thể hiện được quyền hạn và trách nhiệm của mình với hoạt độngTĐG, đồng thời qua kiểm tra, nhà quản lý cũng nắm bắt được thái độ, trách nhiệm của cấp dưới đối với các quyết định đã được đưa ra

Kiểm tra, đánh giá là hoạt động cần thiết trong quản lý nói chung và quản lý hoạt động tự đánh giá của các trường học nói riêng. Kiểm tra, đánh giá cung cấp cho cán bộ quản lý những thông tin cần thiết về thực trạng các hoạt động trong một đơn vị giáo dục để có những điều chỉnh kịp thời và những uốn nắn sai lệch nếu có, giảm thiểu một cách tối đa sai sót. Trong TĐG chất lượng GD, kiểm tra, giám sát nhằm đạt những mục đích.

Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch TĐG đã được ban hành và quy trình các bước. Kiểm soát được hoạt động, công việc của các cá nhân, bộ phận, các nhóm công tác, thành viên HĐTĐG. Điều chỉnh kịp thời mục tiêu, chỉ tiêu trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, giải pháp thực hiện. Đảm bảo việc thu thập thông tin, minh chứng đầy đủ, chính xác, phù hợp, tiết kiệm được thời gian.

b. Nội dung biện pháp

Kiểm tra việc góp ý hoạt động TĐG xử lý ý kiến góp ý phát huy được sự chủ động của cá nhân, nhóm, bộ phận tham gia TĐG đồng thời tăng cường hiệu quả, khả năng kiểm soát nội dung kiểm tra, giám sát theo kế hoạch. Kiểm tra kết quả bồi dưỡng, tập huấn trực tiếp tại lớp, hội nghị tập huấn thông qua việc trả lời, giải đáp thắc mắc của cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tập huấn. Trong hoạt động TĐG trong nhà trường, hiệu trưởng cần quan tâm Kiểm tra việc chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện hỗ trợ công tác TĐG.

Kiểm tra việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về hoạt động tự đánh giá của nhà trường. Trong quá trình kiểm tra, nếu thấy có những nội dung, vấn đề chưa phù hợp hiệu trưởng cần phải có những điều chỉnh, bổ sung hợp lý, kịp thời.

Tổ chức cuộc họp sau kiểm tra nhằm đánh giá tình hình thực hiện công việc của các cá nhân, nhóm và tìm ra nguyên nhân, ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc tổ chức, thực hiện các công việc tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)