Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 71)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Điểm mạnh

Đội ngũ CB, GV trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp tốt, có năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Đã thành lập Hội đồng TĐG trong nhà trường với cơ cấu hợp lý, phù hợp. Các thành viên có sự đoàn kết, nhất trí, tinh thần trách nhiệm cao.

Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam, Phòng GD&ĐT Tây Giang đã có sự chỉ đạo sâu sát trong công tác KĐCLGD. Coi đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học, từng bước nâng cao chất lượng của toàn ngành để thực hiện thành công đổi mới căn bản toàn diện giáo duc.

Đội ngũ cán bộ quản lý các trường năng động trong công tác quản lý. 100%, có khả năng tiếp cận và thích ứng nhanh với các thay đổi trong quản lý. 100% cán bộ quản lý đã qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục và được đánh giá có năng lực quản lý tốt.

Tất cả Hiệu trưởng của 07 trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đều đã được tập huấn, bồi dưỡng về KĐCLGD và hoạt động TĐG trong KĐCLGD, có nhận thức khá sâu sắc về vai trò của KĐCLGD với sự phát triển của nhà trường, từ đó đã khắc phục khó khăn ban đầu để triển khai và chỉ đạo sâu sát hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD ở các trường.

2.5.2. Hạn chế

Lãnh đạo nhà trường MN nhiều trường chưa xác định được mức độ đáp ứng các mục tiêu. Việc lập kế hoạch TĐG trong KĐCLGD của nhiều nhà trường còn sơ sài, chưa cụ thể.

Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá còn lỏng lẻo, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất các nguồn lực chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn tới

Có một bộ phận CBQL, GV, NV nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa và năng lực tự đánh giá chưa đảm bảo của đội ngũ cán bộ quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên là nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong quản lý hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD tại các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam .

Lãnh đạo nhà trường MN nhiều trường chưa c định được mức độ đáp ứng các mục tiêu giáo dục theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn, chưa nắm rõ quy trình đ nh gi trong KĐCLGD.

Việc lập kế hoạch TĐG trong KĐCLGD của nhiều nhà trường còn sơ sài, chưa cụ thể.

cách bài bản, chính quy. Đội ngũ để thực hiện việc TĐG trong KĐCLGD chưa được bồi dƣỡng, tập huấn.

Đại đa số cán bộ quản lý chưa được bồi dưỡng chuyên sâu về KĐCLGD và tự đánh giá trong KĐCLGD. Một số ít cán bộ quản lý còn nhận thức mơ hồ về tầm quan trọng và ý nghĩa của KĐCLGD nói chung và hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD nói riêng.

Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác KĐCLGD của các cấp còn lỏng lẻo, chưa được thường xuyên

Việc trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất các nguồn lực chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn tới, chưa có chế tài nhất định để đẩy mạnh nâng cao nhận thức việc thực hiện hoạt động KĐCLGD tại các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam .

2.5.3. Thời cơ

Bộ GD&ĐT đã ban hành hệ thống các văn bản đầy đủ và rõ ràng về KĐCLGD nói chung và công tác TĐG trong KĐCLGD nói riêng, trong đó có nhiều văn bản hướng dẫn khá cụ thể về quy trình, thủ tục, cách thức thu thập thông tin minh chứng...

Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam quan tâm chỉ đạo công tác KĐCLGD và tổ chức tập huấn hoạt động TĐG trong KĐCLGD cho các trường MN trong tỉnh. Nhà trường trực tiếp tham gia công tác KĐCLGD hằng năm Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam đều tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về công tác KĐCLGD cho Hiệu trưởng, cán bộ cốt cán ở các trường MN để có kiến thức, kinh nghiệm trong việc KĐCLGD tại đơn vị trong từng năm học đã quy định.

Mục đích của KĐCLGD nhằm thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đăng ký ĐGN. Như vậy, muốn tồn tại và phát triển bền vững trường mầm non phải thực hiện TĐG trong KĐCLGD.

Tất cả trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang và trên cả nước đều thực hiện công tác TĐG trong KĐCLGD. Do đó, các trường mầm non có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và sự giúp đỡ của các trường bạn để triển khai KĐCLGD đạt hiệu quả. CB, GV của trường mầm non ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác TĐG trong KĐCLGD đối với việc nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Sự ra đời của Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ GD&ĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, tạo hướng mở các trường đảm bảo đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn chất lượng và mạnh dạn thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng giáo dục để đăng ký ĐGN. Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT về KĐCLGD và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

lượng ở các trường Mầm non thay đổi nhiều (Trước năm 2014 làm theo thông tư 45, năm 2014 đến năm 2017 làm theo thông tư 25, đến tháng 8 năm 2 018 Bộ hướng dẫn thông tư 19).

Chính vì, vậy nên cán bộ phụ trách và giáo viên các nhóm gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và mã hóa các minh chứng, xác định điểm mạnh, điểm yếu và đề ra phương pháp cải tiến chất lượng cho nhà trường.

Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện liên tục, thường xuyên, khả năng kiểm tra, đánh giá, tư vấn hướng dẫn cho giáo viên của CBQL một số trường còn hạn chế.

Việc thực hiện chế độ lao động, hỗ trợ thêm kinh phí đối với giáo viên, nhân viên tham gia hoạt động TĐG còn hạn chế, do chưa quan tâm thực hiện, không nắm văn bản hướng dẫn. Công tác thông tin tuyên truyền trong cán bộ, nhân dân, phụ huynh học sinh về TĐG ít được quan tâm thực hiện.

Vì vậy sự hỗ trợ của cộng đồng, môi trường đối với hoạt động này chỉ đạt mức trung bình. Những khó khăn về sự yếu kém về kiến thức KĐCL GD nói chung và tự đánh giá trong KĐCLGD nói riêng của đội ngũ thừa hành, sự thiếu sót về hướng dẫn chế độ kiêm nhiệm cho đội ngũ làm công tác tự đánh giá, sự eo hẹp về tài chính và cơ sở vật chất đã ảnh hưởng nhiều đến công tác tự đánh giá trong KĐCLGD tại các trường MN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

2.5.4. Thách thức

Đa số CBQL, GV tham gia công tác TĐG với hình thức kiêm nhiệm, chưa có quy định về số giờ được tính cho cán bộ giáo viêm kiêm nhiệm công tác này nên việc phân công lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi sự linh hoạt của chủ thể quản lý và sự hy sinh của cán bộ, giáo viên.

Với những yêu cầu cấp bách của xã hội về văn hóa chất lượng và việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng cao như hiện nay, nhu cầu và sự lựa chọn trường có chất lượng cao của phụ huynh để cho con theo học ngày càng đòi hỏi các trường mầm non phải tham gia KĐCLGD.

Sự hội nhập với xu thế KĐCLGD cả nước và tiêu chuẩn KĐCLGD quốc tế thúc đẩy các trường không ngừng thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng để nâng cao chất lượng của nhà trường, trong đó KĐCLGD được xem là biện pháp hữu hiệu giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

Để thực hiện công tác TĐG trong KĐCLGD có hiệu quả đòi hỏi các nguồn lực lớn về tài lực, vật lực của nhà trường trong điều kiện có những khó khăn và các trường mầm non ngoài công lập phải tự chủ về tài chính. Hơn thế nữa, đòi hỏi có sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.

Cần xác lập kế hoạch triển khai chi tiết, xây dựng chiến lược tổng thể đến từng cơ sở giáo dục trong việc phân công, phân nhiệm. Phân công nhiệm vụ rõ ràng, linh hoạt của chủ thể quản lý và sự huy sinh của cán bộ, giáo viên.

Giá trị bền vững của KĐCLGD phải thực sự được chú trọng. Có đủ các nguồn lực về tài chính và điều kiện cơ sở vật chất để đảm bảo cho hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD Bộ GD&ĐT quy định

Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Để thực hiện công tác TĐG trong KĐCLGD có hiệu quả đòi hỏi các nguồn lực lớn về tài lực, vật lực của nhà trường trong điều kiện có những khó khăn về tài chính.

Các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã thành lập Hội đồng TĐG trong nhà trường nhưng chưa phù hợp về cơ cấu, năng lực của các thành viên trong Hội đồng TĐG chưa đồng đều, chưa phát huy được vai trò của nhóm chuyên trách.

Hội đồng TĐG trong việc thảo luận, thống nhất kết quả đánh giá. Hầu như các trường mầm non chưa quan tâm tổ chức tập huấn, cũng như các lớp bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề về công tác TĐG nhằm hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ thuật TĐG cho các thành viên trong Hội đồng TĐG.

2.5.5. Đánh giá chung

Với sự chỉ đạo sâu sát của phòng GD&ĐT Tây Giang, của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam và hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khá đầy đủ của Bộ GD&ĐT, công tác TĐG trong KĐCLGD đã được các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện

Tây Giang là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Nam, có điều kiện kinh tế xã hội, môi trường sống, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều nên việc thực hiện tốt KĐCLGD cũng còn nhiều khó mà cả hệ thống chính trị của huyện nhà cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa để đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên và theo kịp sự đổi mới của chương trình giáo dục hiện nay.

Trên thực tế, có nhiều trường mầm non chưa thực hiện việc thu thập, phân tích minh chứng nhưng đã hoàn thành phiếu đánh giá tiêu chí và viết báo cáo TĐG. Năng lực chuyên môn về TĐG của nhiều giáo viên còn hạn chế: nhiều giáo viên còn gặp khó khăn và lúng túng trong việc thu thập, xử lý thông tin minh chứng; chưa xác định mức độ phù hợp của minh chứng với các tiêu chí; đánh giá mức độ theo từng tiêu chí chưa chính xác, mô tả hiện trạng, xác định điểm mạnh, điểm yếu còn nhiều khập khiểng, mâu thuẫn, không sát thực tế nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Trong thời gian qua huyện Tây Giang tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong hoạt động TĐG nhưng vẫn chưa đáp ứng đúng yêu cầu, hiệu quả đạt được chưa cao, chưa đánh giá đúng thực tế tình hình nhà trường và vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Như thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và phòng học cho giáo dục mầm non.

Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng chương 2 của đề tài đã phân tích, đánh giá những khó khăn cơ bản, những thuận lợi, mặt mạnh, mặt hạn chế, thách thức, thời cơ của quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Thực trạng quản lý tự đánh giá trong KĐCLGD tại các trường MN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho thấy những thuận lợi cơ bản là cả 07/07 trường MN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tiến hành công tác tự đánh giá; đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, tâm huyết và có năng lực quản lý tương đối tốt; sự chỉ đạo khá chặt chẽ của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam về KĐCLGD nói chung và công tác tự đánh giá trong KĐCLGD nói riêng; cả 07/07 MN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tiến hành công tác tự đánh giá

Tuy vậy, hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường MN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn bộc lộ những yếu kém, khó khăn nhất định, trong đó đặc biệt là nhận thức của một bộ phận CBQL, GV về hoạt động TĐG trong KĐCLGD; năng lực hạn chế của các các thành viên thực thi công việc; sự thiếu thốn cơ sở vật chất và điều kiện tài chính cho hoạt động TĐG.

Chính vì vậy, việc đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các MN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu ở chương 2 là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp QL hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các MN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý của việc đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động TĐG ở các trường mầm non phải dựa trên chủ trương, đường lối của Đảng, các chỉ thị, nghị định, thông tư của Chính phủ, Bộ GDĐT về công tác KĐCLGD.

Ngoài ra, các biện pháp đề xuất còn phải dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật về KĐCLGD như: Luật giáo dục; Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GDĐT Ban hành quy định về KĐCLGD và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia,..

3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện và tính đồng bộ của các biện pháp

Biện pháp quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non cần phải nằm trong tổng thể hoạt động quản lý chung của hệ thống quản lý nhà trường thông qua việc thực hiện và vận dụng các quy định, quy chế đã được ban hành.

Mỗi biện pháp quản lý không thể tách rời mà phải gắn kết mật thiết giữa biện pháp này với biện pháp khác, các biện pháp là điều kiện thúc đẩy, biện pháp khác là cơ sở, các biện pháp có sự phối hợp lẫn nhau, tác động qua lại giữa biện pháp này với biện pháp khác thành một hệ thống đảm bảo sự toàn diện của quá trình TĐG trong KĐCLGD trường mầm non. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này, các biện pháp quản lý sẽ khó thực hiện được.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Khi tiến hành xác định các biện pháp, cần quan tâm và hướng đến đích cuối cùng là làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD được xây dựng cần phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của nhà trường, phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tế của địa phương.

Thực hiện việc tổ chức, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tiễn của quản lý giáo dục mầm non tại huyện Tây Giang. Có như vậy, các biện pháp mới khả thi và thực sự hữu ích. Đồng thời, các biện pháp được đề xuất có thể chỉ thể hiện nội dung chung nhất, không đề cập một cách tường tận theo đặc thù riêng của từng đơn vị.

thiệu mẫu. Trên cơ sở đó, mỗi đơn vị sẽ nghiên cứu cụ thể hóa cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường thì công tác TĐG mới mang lại hiệu quả.

Kết quả khảo sát thể hiện công tác TĐG tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có những đặc điểm riêng biệt vì đây là khu vực có điều kiện kinh tế xã hội so với mặt bằng chung của tỉnh gặp nhiều khó khăn, các điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế; năng lực của đội ngũ CB, GV mỗi đơn vị khác nhau.

Vì vậy, phải nghiên cứu kỹ điều kiện áp dụng và thực hiện các biện pháp, nếu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)