Đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 91 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất

chất lượng giáo dục

a. Mục tiêu của biện pháp

Trong điều kiện hiện nay ở huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, các trường mầm non thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD không được đảm bảo ở mức tối thiểu: Nguồn nhân lực, CSVC, trang thiết bị phục vụ TĐG, thời gian, môi

trường làm việc và các điều kiện khác chưa đáp ứng theo nhu cầu KĐCLGD.

Như vậy, tính cần thiết và khả thi không cao, tuy nhiên các đơn vị trường học cũng đã đầu tư và bổ sung các thiết yếu cần thiết giúp cho CBQL và GV có điều kiện thực hiện tốt nhất hoạt động TĐG, tiết kiệm được thời gian, kiểm soát được công việc, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho quá trình KĐCLGD.

Mức độ và tiến độ hoàn thành hoàn thành TĐG trong KĐCLGD phụ thuộc khá nhiều vào các điều kiện, nguồn lực đảm bảo cho công tác này. Trong đó nhân lực đóng vai trò then chốt vì nhân lực có thể khắc phục tình trạng thiếu tài lực và vật lực, mặc dù kết quả TĐG có thể giảm tính chính xác. Nhưng có nguồn nhân lực tốt mà không có tài lực, vật lực, hoạt động TĐG cũng không thể nào đảm bảo mục tiêu KĐCL GD.

Các điều kiện này còn góp phần tạo động lực làm việc cho các cá nhân trong nhà trường, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc tạo mọi điều kiện phục vụ cho hoạt động TĐG

Trong việc quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non đội ngũ được đào tạo, bồi dưỡng tốt, nhưng các đều kiện CSVC, trang thiết bị, thời gian, môi trường, điều kiện tài chính, điều kiện cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động TĐG. Các nguồn lực là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với công tác tự đánh giá trong KĐCLGD.

b. Nội dung biện pháp

Xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp với điều kiện nhà trường để tạo động cơ làm việc của đội ngũ tham gia công tác tự đánh giá. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác tự đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác tự đánh giá.

Động viên, khích lệ kịp thời, đồng thời có cơ chế chế tài kịp thời để chấn chỉnh những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện công tác TĐG. Xây dựng kế hoạch kiểm tra với thời gian cụ thể với từng nội dung tương ứng với quy trình, tiến độ của kế hoạch TĐG.

Điều chỉnh kế hoạch, bồi dưỡng năng lực còn hạn chế để kịp thời định hướng các CB, GV, NV thực hiện quy trình TĐG đúng quy định, đảm bảo hiệu quả. Đầu tư rà soát cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác KĐCLGD tại các đơn vị trường học.

Tạo bầu không khí làm việc một cách nghiêm túc, trong sáng, cởi mở, tin tưởng, thân thiện và đồng thuận thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận và cá nhân có liên quan.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, nguồn nhân lực tham gia hoạt động TĐG của trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chưa thực sự đáp ứng yêu cầu cũng như điều kiện tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị, nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng nhất trong các nguồn lực đảm bảo phục vụ cho công tác tự đánh giá

là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động TĐG này.

Chính vì vậy, cần phải có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng năng lực đánh giá cho đội ngũ tham gia hoạt động TĐG của trường vừa giúp các thành viên Hội đồng TĐG nâng cao năng lực đánh giá và nâng cao trình độ chuyên môn;

Các hoạt động giáo dục của nhà trường thể hiện theo từng tiêu chí trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành, vì thế yêu cầu về phòng làm việc, thiết bị văn phòng, khu vực lưu trữ hồ sơ minh chứng rất cấp thiết. Bố trí lại nhân sự để tăng hiệu quả hoạt động của nhóm công tác, đánh giá mức độ phù hợp với công việc được giao.

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, phân chia bố trí nhân lực phù hợp để đảm bảo việc thu thập và báo cáo các minh chứng đã thu thập. Nhà trường cung cấp đầy đủ văn bản, chỉ thị, hướng dẫn, tài liệu học tập, tài liệu tập huấn, sách nghiên cứu, tài liệu tham khảo về lĩnh vực tự đánh giá trong KĐCL GD cho Hộ đông tự đánh giá vị đây là một lĩnh vực mới cần phải có đầy đủ tài liệu để tham khảo và nghiên cứu.

Xây dựng chế độ bồi dưỡng hợp lý nhằm động viên tinh th n làm việc của các thành viên Hội đồng TĐG và các nhóm chuyên trách, trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm.

Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao của từng thành viên, từng nhóm công tác qua từng giai đoạn. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung của công tác TĐG để kịp thời điều chỉnh.

Đặc biệt, kiểm tra các bước thực hiện có kế hoạch huy động được các nguồn kinh phí để thực hiện tu bổ, mua sắm, sửa chữa… các điều kiện về cơ sở vật chất, trang bị đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ, các trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ… nhằm đảm bảo đạt được các cấp độ KĐCLGD.

Tham mưu với địa phương, Phòng GD&ĐT quan tâm đầu tư, hỗ trợ các điều kiện để nhà trường có cơ sở để thực hiện công tác TĐG hiệu quả như: cấp kinh phí xây dựng, mua sắm, tu bổ, sửa chữa cơ sở vật chất; thực hiện chế độ chính sách.

Chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục, sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, các tổ chức, đoàn thể trong việc phối hợp thực hiện công tác TĐG.

* Hệ thống văn bản hướng dẫn hoạt động TĐG phải đảm bảo tính hiệu lực.

Hiệu trưởng phổ biến, quán triệt cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên từ chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến các văn bản quy định, hướng dẫn của ngành về hoạt động tự đánh giá trong trường học.

Hiệu trưởng cần theo dõi kiểm tra CBQL, giáo viên, nhân viên trong các hoạt động chức năng của họ. Đây là hoạt động cần thiết nhằm kịp thời uốn nắn những lệch lạc, thực hiện sai quy chế, quy định của từng cá nhân, các bộ phận, các nhóm và động viên, biểu dương kịp thời những người có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao. Đồng thời, với việc kiểm tra theo dõi này, hiệu trưởng đã thực hiện tốt chức năng

quản lý để góp phần nâng cao chất lượng công tác tự đánh giá của nhà trường.

* Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính đảm bảo cho hoạt động TĐG được thực hiện một cách đầy đủ, thuận lợi nhất:

Kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở vật chất hiện có của nhà trường và những hạng mục còn thiếu để từ đó có kế hoạch tham mưu, xin kinh phí mua sắm, bổ sung những trang thiết bị và phương tiện cần thiết.

Xây dựng các dự trù kinh phí phải cụ thể, chi tiết, đảm bảo tính thuyết phục và tránh lãng phí. Có kế hoạch quản lý, sử dụng tốt các phương tiện, thiết bị hiện có của nhà trường, phân công cho giáo viên, các khối kiêm nhiệm phụ trách và quản lý, bảo quản. Đảm bảo các thiết bị được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên và sử dụng được lâu bền, chống hư hỏng, thất thoát.

Khi mua sắm, cần khảo sát kỹ các tính năng của các thiết bị, đảm bảo yêu cầu của từng công việc, ưu tiên những thiết bị cần thiết trước, sau đó sẽ trang bị dần dần từng bước, tùy vào điều kiện tài chính của nhà trường. Tránh đầu tư mua sắm tràn lan gây lãng phí.

Đẩy mạnh và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, vận động các cá nhân, tổ chức trong xã hội quan tâm đầu tư, hổ trợ cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác tự đánh giá của nhà trường.

* Quản lý hoạt động văn thư, lưu trữ đảm bảo quy định và nâng cao chất lượng hoạt động của công này một cách thường xuyên.

Hiệu trưởng cần thường xuyên quan tân chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ phụ trách công tác văn thư, lưu trữ công việc cất giữ, sắp xếp hồ sơ, bảo quản tài liệu một cách cẩn thận, khoa học, dễ tìm, dể quản lý, tạo điều kiện thuận thuận lợi trong việc thu thập minh chứng, tra cứu và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động tự đánh giá của nhà trường.

Hiệu trưởng cần tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ, bố trí đủ biên chế làm công tác văn thư, lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ, đảm bảo kinh phí cho hoạt động văn thư, lưu trữ.

Bộ phận lưu trữ của nhà trường có nhiệm vụ thu thập, bảo quản các loại tài liệu hình thành trong hoạt động của nhà trường, trong công tác thu thập, bổ sung tài liệu cần phải chú ý đến những nguồn tài liệu củ còn để lại ở các bộ phận, các nhóm, cá nhân trong nhà trường. Cán bộ phụ trách công tác văn thư, lưu trữ phải lập kế hoạch cụ

thể để thu thập tài liệu, hướng dẫn, giúp đỡ về mặt nghiệp vụ đối với các tổ chức, cá nhân, các nhóm hoạt động trong nhà trường về công tác lập hồ sơ, lựa chọn tài liệu để lưu trữ, nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào việc bảo vệ, bảo quản an toàn, quản lý, khai thác tài liệu lưu trữ hiệu quả nhất.

* Xây dựng môi trường văn hóa chất lượng:

- Đối với việc xây dựng môi trường làm việc, quan hệ công tác bên trong nhà trường:

Trước hết bản thân người CBQL phải gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ công tác. Tập thể lãnh đạo tổ chức Đảng, BGH nhà trường phải thực sự đoàn kết, thống nhất trong xây dựng nghị quyết, kế hoạch, chủ trương phát triển nhà trường về mọi mặt. Gương mẫu đi đầu trong việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, gắn bó, nghiêm túc, khách quan, đúng mực.

Chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược phát triển, vị thế của nhà trường trong tương lai với tất cả CBGV, NV. Hiệu trưởng nhà trường phải kịp thời thông tin, giải thích, chia sẻ với đội ngũ về tương lai phát triển của nhà trường, giúp đội ngũ hình dung được diện mạo mới của nhà trường về cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động, chất lượng giáo dục. Thấy được uy tín, sự trưởng thành về mọi mặt của đội ngũ, vị thế của nhà trường trong địa phương và với các trường bạn trong huyện, tỉnh nói chung.

Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, quan hệ tương thân, tương ái giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên. Tổ chức các hoạt động tập thể, phát huy ý thức tự giác cá nhân, làm chủ tập thể trong việc thực hiện nhiệm vụ. Phát huy được vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất, gắn việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với nhiệm vụ của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên… mà cá nhân CBGV, NV tham gia.

Xây dựng văn hóa chất lượng, tất cả hoạt động của nhà trường đều hướng đến chất lượng giáo dục vượt trội, bền vững. Xác định thế mạnh của nhà trường, giá trị cốt lõi mà tập thể CBGV, NV qua các thế hệ dày công xây dựng, duy trì. Động viên, khuyến khích mỗi một cá nhân có khát vọng vươn tới chất lượng cao, nhận thức được tất cả những hoạt động trong quá trình TĐG đều vì mục tiêu chất lượng và xây dựng nhà trường ngày càng lớn mạnh.

quy định trong đơn vị đó là: Quy chế làm việc của cơ quan; Quy chế hoạt động của Hội đồng trường; Quy chế thi đua khen thưởng; Quy chế hoạt động chuyên môn; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế phối hợp công tác giữa nhà trường và Công đoàn; Nội quy giáo viên, học sinh. Việc xây dựng Quy chế, Nội quy phải hết sức khách quan, công khai, minh bạch, có sự tham gia của tập thể CBGVNV và tạo được sự đồng thuận cao. Việc thực hiện tốt các Quy chế này cũng là cơ sở để hoàn thành tốt công tác TĐG trong nhà trường.

* Xây dựng môi trường làm việc, quan hệ công tác bên ngoài nhà trường

Bên cạnh việc xây dựng môi trường làm việc, quan hệ công tác bên trong nhà trường, người hiệu trưởng cần chú trọng đến việc thiết lập các mối quan hệ công tác với các đối tác là cá nhân, tổ chức, cơ quan bên ngoài nhà trường. Đây là lực lượng xã hội vô cùng quan trọng hỗ trợ phát triển nhà trường nói chung, góp phần thực hiện mục tiêu TĐG của nhà trường nói riêng.

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải thông tin đến Ban đại diện cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cộng đồng về tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển của nhà trường. Mục tiêu vươn tới tầm nhìn, chiến lược phát triển đó là phải thực hiện công tác TĐG và KĐCLGD.

Thực hiện quan hệ về trách nhiệm với Ban đại diện cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng trong công tác TĐG của nhà trường. Trong mối quan hệ này, Hiệu trưởng phải là người chịu trách nhiệm cam kết về chất lượng giáo dục. Cha mẹ học sinh phải cam kết trách nhiệm đúng đắn, khách quan trong việc giúp nhà trường đánh giá, xếp loại đúng thực chất năng lực học tập của học sinh; quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho con em họ học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách; tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tham mưu với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương về chiến lược phát triển của nhà trường và kế hoạch TĐG chất lượng để đạt mục tiêu đạt chuẩn KĐCLGD. Tăng cường công tác tiếp xúc, trao đổi, vận động cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp thông qua các cuộc họp, hội nghị, tổng kết năm học nhằm tác động nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của công tác TĐG, lôi cuốn sự quan tâm đến hoạt động TĐG và KĐCLGD của nhà trường. Thông qua các cuộc họp, hội nghị, tiếp xúc này cần phải đánh giá cho được sự phối hợp giữa các lực lượng xã hội, các cá nhân, tập thể, đánh giá được sự hỗ trợ tích cực của họ cho

sự phát triển của nhà trường nhằm duy trì và xây dựng mối quan hệ ngày càng bền chặt, mang lại hiệu quả tích cực hơn.

Người Hiệu trưởng không chỉ thiết lập các mối quan hệ công tác với tư cách lãnh đạo nhà trường mà cần phải bằng năng lực, uy tín, các mối quan hệ xã hội của cá nhân để tăng cường mối liên kết giữa nhà trường với các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện tốt mục tiêu TĐG và KĐCLGD ở trường mầm non.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)