Thực trạng việc thành lập Hội đồng TĐG trong KĐCLGD tại các trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 60 - 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng việc thành lập Hội đồng TĐG trong KĐCLGD tại các trường

nhận thức sai lệch trong hoạt động TĐG.

Chính vì, thế hoạt động TĐG ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là một việc làm mang tính thủ tục, hình thức chưa hướng đến việc xác định nhà trường đang ở đâu so với chuẩn của Bộ GD&ĐT để từng bước hoàn thiện và đạt chuẩn.

Việc lập kế hoạch TĐG trong KĐCLGD của nhiều nhà trường còn sơ sài, chưa cụ thể. Cán bộ quản lý chưa được bồi dưỡng chuyên sâu về KĐCLGD và tự đánh giá trong KĐCLGD. Một số ít cán bộ quản lý còn nhận thức mơ hồ về tầm quan trọng và ý nghĩa của KĐCLGD nói chung và hoạt động tự đánh gi trong KĐCL GD nói riêng. Trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất các nguồn lực chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn tới, chưa có chế tài nhất định để đẩy mạnh nâng cao nhận thức việc thực hiện hoạt động KĐCLGD tại các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện Tây Giang dục ở các trường mầm non huyện Tây Giang

2.4.1. Thực trạng việc thành lập Hội đồng TĐG trong KĐCLGD tại các trường mầm non mầm non

Nhà trường đã dựa trên sở trường công tác của mỗi cá nhân CBGVNV để đề xuất các thành viên trong các Hội đồng nhà trường. Các thành viên Hội đồng trường và các hội đồng khác thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được phân công, tích cực trong công tác và các hoạt động của nhà trường.

Mỗi cá nhân, tập thể trong hội đồng trường và các hội đồng khác luôn thể hiện tốt vai trò lãnh đạo, tư vấn cho hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà trường thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình

Từ năm học 2015 - 2016 đến nay, 100% nhà trường được UBND huyện Tây Giang công nhận Tập thể lao động tiên tiến. Sự phối hợp và hỗ trợ đắc lực của các ban ngành, đoàn thể, cha mẹ trẻ và lực lượng xã hội đã ủng hộ, tham gia đóng góp xây dựng CSVC trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Để tìm hiểu về thực trạng thành lập Hội đồng TĐG tại các trường mầm non đã tiến hành khảo sát 16 CBQL và 91 GV của 07 trường mầm non. Kết quả khảo sát thể hiên ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Thực trạng việc thành lập hội đồng TĐG

Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá (%) CBGL GV

Nhà trường ban hành Quyết định thành lập Hội đồng TĐG và

thông báo danh sách các thành viên đến nhà trường 16 100 48 52,7 Hội đồng TĐG đảm bảo số lượng thành viên và cơ cấu Hội

đồng TĐG hợp lý về thành phần, phù hợp với vị trí, chức vụ, công việc của từng người

11 68,75 70 76,9 Nhà trường xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong

Hội đồng TĐG và giữa các thành viên, giữa Hội đồng TĐG với các bộ phận liên quan

13 81,25 79 86,8 Hội đồng TĐG đảm bảo việc tổ chức các cuộc họp thường

xuyên, định kỳ nhằm kiểm tra, giám sát, chỉ đạo việc thực hiện công tác TĐG

12 75 67 73,62 Thường xuyên họp để kiểm tra tiến độ, hiệu quảcủa công tác

TĐG của các nhóm công tác, các cá nhân theo các nội dung được phân công.

14 87,5 68 74,72

Từ kết quả khảo sát tại bảng 2.7. cho thấy, việc thành lập Hội đồng TĐG trong KĐCL giáo dục của các trường được khảo sát tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết. Các trường mầm non đã thực hiện đảm bảo quy định về việc thành lập Hội đồng TĐG và thông báo danh sách đến các thành viên trong nhà trường cùng biết để phối hợp thực hiện.

Đồng thời, số liệu ở bảng 2.7 cho thấy các trường thành lập Hội đồng TĐG đảm bảo số lượng thành viên và cơ cấu Hội đồng TĐG hợp lý về thành phần, phù hợp với vị trí, chức vụ, công việc của từng người và việc thành lập Hội đồng TĐG đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng trường.

Nhà trường xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong Hội đồng TĐG và giữa các thành viên, giữa Hội đồng TĐG với các bộ phận liên quan 81,25% . Thường xuyên họp để kiểm tra tiến độ, hiệu quả của công tác TĐG của các nhóm công tác, các cá nhân theo các nội dung được phân công 87,5%. Hội đồng TĐG đảm bảo việc tổ chức các cuộc họp thường xuyên, định kỳ nhằm kiểm tra, giám sát,

chỉ đạo việc thực hiện công tác TĐG 75%.

Xuất phát từ việc các nhà trường chưa định hướng được nội dung của các tiêu chí, tiêu chuẩn, dự định phân công các cá nhân phụ trách các tiêu chí phù hợp với vị trí, công việc của từng người, cũng như chưa nắm rõ vai trò của các thành viên trong Hội đồng TĐG, do đó nhà trường thành lập Hội đồng TĐG một cách hình thức để đảm bảo theo quy định.

Trong thực tế, các thành viên hội đồng TĐG chủ yếu là cán bộ quản lý, các tổ trưởng và giáo viên nên việc phân công nhiệm vụ dễ bị chồng chéo giữa hoạt động TĐG và công tác chuyên môn điều này dẫn đến có tình trạng đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm, làm chậm trễ quá trình tiến hành hoạt động TĐG.

Qua khảo sát nội dung hoạt độn của Hội đồng TĐG cho thấy đảm bảo việc tổ chức các cuộc họp thường xuyên, định kỳ nhằm kiểm tra, giám sát, chỉ đạo việc thực hiện công tác TĐG còn thấp. Bên cạnh đó, ở một số trường, khả năng dự kiến các nguồn và thời điểm cần huy động bao gồm nhân lực, tài lực lẫn vật lực cần được huy động tốt và đúng lúc thì hoạt động TĐG mới có thể đạt hiệu quả cao.

Yếu tố này chưa được đánh giá cao trong việc kế hoạch hóa hoạt động tự đ nh gi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đây cũng là một trong những vấn đề cần được giải quyết nhằm đi đến việc kiểm định và nâng cao chất lượng giáo dục ngày một hiệu quả. Do đó, công tác TĐG bị trì trệ, kéo dài, không đảm bảo tiến độ và không đạt chất lượng. Như vậy, bước đầu tiên trong hoạt động tự đánh giá là thành lập Hội đồng TĐG đã được triển khai ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tương đối đầy đủ.

Tuy nhiên, các nội dung công việc cụ thể được thực hiện chưa đồng bộ, một số còn bị đánh giá ở mức độ trung bình do nhiều nguyên nhân. Dựa vào thông tin thực tế của tổ chức, nhà trường, cần nâng cao kiến thức và trách nhiệm về hoạt động tự đánh giá, từ đó hướng tới cụ thể hóa những nhiệm vụ của từng giai đoạn trong kế hoạch của hiệu trưởng (chủ tịch hội đồng tự đánh giá ), đi đến một kế hoạch cụ thể và hiệu quả nhất của Hội đồng tự đánh giá.

Các trường mầm non đã thực hiện đảm bảo quy định về việc thành lập Hội đồng TĐG. Một số trường mầm non chưa xây dựng cơ chế phối hợp khoa học, chặt chẽ nên các thành viên, nhóm công tác vàHội đồng TĐG, chưa thường xuyên họp để kiểm tra tiến độ, hiệu quả của công tác TĐG của các nhóm công tác, các cá nhân theo các nội dung được phân công.

2.4.2. Thực trạng việc chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)