Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường

1.2.4. Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

a. Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

TĐG là quá trình xem xét, đối chiếu tiêu chuẩn đánh giá, thực trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất chất lượng để báo cáo về quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

TĐG là một khâu quan trọng trong hoạt động KĐCLGD các CSGD. Đây là quá trình CSGD tự xem xét, đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục - dạy và học, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. TĐG không chỉ tạo cơ sở cho công tác ĐGN mà còn là điều kiện để CSGD cải tiến chất lượng; do vậy, có thể xem KĐCLGD là sự thể chế hoá được phát triển đầy đủ nhất về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CSGD đối với chất lượng của mình và đối với công luận.

b. Tự đánh giá trong kiểm định CLGD trường mầm non

TĐG trong KĐCLGD của trường mầm non là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, để xác định mức độ đạt được theo tiêu chuẩn đánh giá CLGD do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

TĐG và ĐGN là hai hoạt động của công tác KĐCLGD. Để tiến tới đăng ký ĐGN thì trước tiên trường mầm non phải tổ chức TĐG trong KĐCLGD. TĐG trong KĐCLGD của trường mầm non là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của trường mầm non để xác định mức độ đạt được theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trong quá trình thực hiện TĐG, trường mầm non lần lượt mô tả hiện trạng về hoạt động của nhà trường liên quan đến nội dung của từng tiêu chí, xác định những điểm mạnh, điểm yếu trong nội dung tiêu chí, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Sau đó, các trường xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chí đạt hay không đạt yêu cầu.

Căn cứ theo quy định, nếu đảm bảo số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu của các cấp độ quy định sẽ tiến tới đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước ĐGN.

TĐG là một hoạt động trong nhà trường đòi hỏi sự tham gia phối hợp của cả tập thể nhà trường, đồng thời phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể về từng nội dung công việc, cá nhân phụ trách, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, các điều kiện nguồn lực để thực hiện…

1.2.5. Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non trường mầm non

Quản lý hoạt động TĐG là quản lý tất cả các hoạt động của quá trình TĐG, là quá trình tổ chức, điều khiển quá trình TĐG để nó vận hành một cách có mục đích, có

tổ chức, có kế hoạch và luôn có sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm đạt mục tiêu TĐG đề ra. Quản lý TĐG là hoạt động quản lý điều hành để những yêu cầu, mục tiêu, phương pháp, kỹ thuật, tiến độ TĐG được thực hiện một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất.

Quản lý hoạt động TĐG là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục đến khách thể quản lý giáo dục nhằm đưa hoạt động TĐG trong KĐCLGD đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Chủ thể quản lý ở đây là hiệu trưởng cùng với bộ máy giúp việc của hiệu trưởng. Khách thể quản lý là hội đồng TĐG, tập thể CB, GV, NV và các tổ chức đoàn thể nhà trường, cộng đồng xã hội, phụ huynh học sinh.

Quản lý hoạt động TĐG là quản lý các nội dung liên quan đến công tác TĐG như: thành lập hội đồng TĐG, xây dựng kế hoạch TĐG, thu thập, xử lý thông tin minh chứng, xác định mức độ đáp ứng đạt yêu cầu của các tiêu chí,viết báo cáo tự đánh giá, công bố báo cáo TĐG và thực hiện các thủ tục sau TĐG.

Đồng thời, quyết định các biện pháp thích hợp nhằm đưa công tác TĐG của nhà trường đạt hiệu quả, đảm bảo tiến độ, nâng cao được chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và trẻ.

Như vậy, quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi các cơ sở giáo dục quan tâm đầu tư, triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung của quản lý TĐG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)