8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Tăng cường tập huấn hoạt độngTĐG trong KĐCLGD cho đội ngũ CBQL,
CBQL, GV, NV trường mầm non
a. Mục tiêu của biện pháp
Để thực hiệnhiệu quả công tác KĐCLGD, cần tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ thực hiện hoạt động KĐCLGD. Chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn về KĐCLGD nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia hoạt động TĐG và năng lực đánh giá trong KĐCLGD. TĐG là một yếu tố hết sức quan trọng để đi đến thành công trong công tác TĐG.
Trong công tác KĐCLGD, ngoài bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng TĐG còn quan tâm đến việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị cho đội ngũ CB, GV, NV trong nhà trường.
Công tác tổ chức tập huấn cần phải bồi dưỡng, sử dụng hợp lí các nguồn lực nhằm phát huy tốt năng lực của mỗi người đặc biệt trưng dụng những cán bộ giáo viên, nhân viên có năng lực, có kinh nghiệm và phải thuần thục sử dụng máy tính. Như vậy, CBQL ở các đơn vị trường học cũng cần quan tâm nhiều đến tiêu chí đánh giá về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL bởi đây cũng là tiền đề thúc đẩy chất lượng giáo dục của địa phương.
b. Nội dung biện pháp
Tổ chức các hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn trao đổi hoạt động TĐG, KĐCLGD triển khai đến CB,GV,NV các văn bản quy định triển khai đến CB,GV,NV các văn bản quy định.
Bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức và năng lực cho CB, GV, NV tham gia công tác TĐG bằng nhiều hình thức: hội thảo, hội nghị, tập huấn…
c. Tổ chức thực hiện biện pháp
Chú trọng bồi dưỡng về kiến thức, kỹ thuật, phương pháp tiến hành TĐG, nhằm đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và kỹ năng cho đội ngũ CB, GV, NV tham gia hoạt động TĐG trong KĐCLGD khắc phục những yếu kém tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động TĐG.
Tăng cường triển khai, phố biến và tuyên truyền các văn bản pháp luật, các quy định của nhà nước về thực hiện công tác TĐG, KĐCLGD trường mầm non nhằm bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ.
Hoạt động TĐG đòi hỏi người tham gia đánh giá phải trung thực, khách quan do đó việc bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức cho CB, GV, NV là hết sức quan trọng, thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm nhà trường, các buổi học tập chính trị, pháp luật đầu năm hoặc các buổi học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Người CBQL phải luôn gương mẫu thực hiện nói đi đôi với làm, suy nghĩ tích cực, để mỗi CBGV, NV noi theo, xây dựng đoàn kết nội bộ có như vậy việc thực hiện
hoạt động KĐCLGD mới đạt kết quả đề ra.
Triển khai đầy đủ các văn bản liên quan đến hướng dẫn về công tác tự đáng giá KĐCLGD như: Thông tư số 25/2014/TT-BGD&ĐT, công văn số 6339/BGD&ĐT- KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá và ĐGN trường mầm non, công văn số 1988/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 02/12/2014 Bộ GD&ĐT về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non. Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ban hành về quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Cần đa dạng hóa hình thức và nội dung các đợt tập huấn trao đổi thảo luận, truyền đạt kinh nghiệm, thực hành có mời các chuyên gia am hiểu về công tác KĐCLGD, quan trọng hơn hết là phải đảm bảo hiệu quả của việc tập huấn.
Tổ chức họp định kỳ hoặc lồng ghép qua đợt tập huấn chuyên đề để CBGV, NV nắm rõ tình hình đồng thời tiếp tục bồi dưỡng những năng lực còn hạn chế của các thành viên Hội đồng TĐG để kịp thời điều chỉnh đạt yêu cầu công tác TĐG.
Tham mưu với lãnh đạo các cấp tạo điều kiện để nhà trường tổ chức cho CB, GV, NV được đi tham quan, giao lưu, học tập mô TĐG của các trường bạn.
Các trường mầm non tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về nội dung các tiêu chí, tiêu chuẩn để mọi người cùng hiểu rõ. Có thể mời các chuyên gia về tham dự để có ý kiến đóng góp và phổ biến kinh nghiệm công tác KĐCLGD.
Bên cạnh việc sử dụng các nguồn lực hiện có từ đội ngũ CBQL được tham gia các lớp tập huấn ở các cấp, cán bộ có kinh nghiệm trong công tác TĐG, KĐCLGD, cần tranh thủ sự hỗ trợ của các cán bộ chuyên viên phụ trách công tác TĐG, KĐCLGD của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT hay các chuyên gia báo cáo hướng dẫn nghiệp vụ về công tác TĐG, KĐCLGD nhằm trao đổi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ tham gia công tác TĐG để các lớp tập huấn đạt hiệu quả cao. Chú trọng năng lực của đội ngũ báo cáo viên có kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm, am hiểu về công tác TĐG, KĐCLGD.
Lựa chọn nội dung tập huấn phù hợp với các đối tượng và hình thức tập huấn TĐG làm tăng hiệu quả lớp tập huấn. Bên cạnh đó phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất để lớp tập huấn đạt hiệu quả như: bố trí phòng ốc đảm bảo ánh sáng, thoáng mát sạch sẽ, có trang bị các trang thiết bị phục vụ như: máy tính, âm li, máy chiếu… và quan trọng nhất là lựa chọn thời gian tổ chức tập huấn hợp lí, thành phần tham dự phù hợp tạo điều kiện để các CB,GV,NV tham gia lớp tập huấn không cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ làm việc.
Kiểm tra, đánh giá và xây dựng chế tài để tất cả các thành viên của nhà trường tự nguyện và bắt buộc đều tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về TĐG, KĐCLGD hiệu quả sau đợt tập huấn thông qua các hình thức như: viết thu hoạch, trao đổi thảo luận, thực hành các nội dung tập huấn như: viết phiếu đánh giá tiêu chí, sắp xếp mã hóa minh chứng… và rút kinh nghiệm sau các lớp tập huấn.
Chú trọng quan tâm bồi dưỡng năng lực cho nhóm thư ký và các nhóm công tác. Nhóm thư ký và các nhóm công tác là bộ phận thường trực, trực tiếp thực hiện hoạt động TĐG và viết báo cáo TĐG của nhà trường. Bên cạnh việc lựa chọn các thành viên đảm bảo đủ năng lực, cần phải bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng viết, kỹ năng soạn thảo văn bản, tổng hợp, biên tập báo cáo TĐG, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong công tác cập nhật phần mềm quản lý thông tin KĐCLGD…