Thực trạng việc tổ chức tập huấn công tác TĐG trong KĐCLGD cho CB,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 66 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng việc tổ chức tập huấn công tác TĐG trong KĐCLGD cho CB,

CB, GV, NV trường mầm non

Bảng 2.10. Thực trạng tập tổ chức huấn công tác TĐG trong KĐCLGD cho CB, GV, NV trường mầm non

TT Công tác tổ chức tập huấn cho CB, GV, NV

Mức độ tán thành (%)

CBQL GV

1 Nhà trường thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật và

phương pháp TĐG 5 31,25 30 21,73

2 Nội dung tập huấn TĐG phù hợp, đảm bảo kiến thức

chuyên môn về tự đánh giá 10 62,5 59 42,75

3 Báo cáo viên tập huấn TĐG am hiểu về KĐCLGD và

TĐG trong KĐCLGD trường mầm non 9 56,25 56 47,10 4

Các thành viên của Hội đồng TĐG và toàn thể CB, GV, NV tham gia tập huấn về công tác TĐG trong

KĐCLGD

11 68,75 69 50

5 Nhà trường có các quy định, chế tài đảm bảo tất cả

thành viên tham gia tập huấn đầy đủ 5 31,25 57 41,3 6 Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị

để tổ chức tập huấn 12 75 79 57,24

7

Thời gian tổ chức tập huấn, thành phần tham dự, hình thức tập huấn TĐG phù hợp tạo điều kiện để các CB, GV tham gia

16 100 68 49,27

8 Thực hiện kiểm tra, đánh giá hiệu quả các đợt tập huấn

TĐG 13 81,25 46 33,33

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy, các trường mầm non chưa thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật và phương pháp TĐG cho các thành viên trong nhà

trường (tối thiểu là các thành viên của Hội đồng TĐG). Điều này thể hiện với kết quả đánh giá 31,25% và 21,73%.

Do đội ngũ CBQL nhà trường chưa nắm chắc kiến thức về TĐG, KĐCLGD và quan trọng nhất là kỹ thuật, phương pháp TĐG để xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho nhà trường. Phần lớn các trường chỉ triển khai công tác TĐG trong Hội đồng sư phạm nhà trường vào đầu năm học, sau khi xây dựng kế hoạch TĐG. Chưa đi sâu vào tính chuyên môn mà chỉ thông báo các văn bản hướng dẫn của các cấp đến Hội đồng để tiếp tục nghiên cứu thực hiện.

Như vậy, kết quả đánh giá nội dung tập huấn TĐG phù hợp, đảm bảo kiến thức chuyên môn về TĐG cũng được CB, GV kết quả đánh giá 62,5 và 42,75. Thực tế, chỉ có một số trường mầm non quan tâm đến công tác tập huấn này. Tuy nhiên chưa có chuyên viên phụ trách công tác KĐCLGD của Phòng GD&ĐT, Sở GD& ĐT đến tập huấn cho nhà trường mà chỉ thông qua đại diện một CBQL tập huấn ở Sở GD&ĐT về tập huấn lại cho CBGV của các trường.

Cách truyền tải nội dung chưa rõ ràng, chưa cụ thể dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện của từng cá nhân khi thực hiện KĐCLGD. Do đó, kết quả đánh giá nội dung báo cáo viên tập huấn TĐG am hiểu về KĐCLGD và TĐG trong KĐCLGD trường mầm non chỉ được đánh giá 56,25% và 47,10.

Trong công tác tổ chức tập huấn TĐG, các trường phải tham gia đầy đủ, nhiệt tình. Nội dung nhà trường tập huấn chưa xác thực còn mơ hồ. Tuy nhiên, CBGV tham gia tập huấn nhiệt tình, năng nổ có sự trao đổi với báo cáo viên, bên cạnh đó các trường đã tham mưu với cấp trên đầu tư CSVC và được cấp trên quan tâm giúp đỡ các đơn vị trường đó cũng là một ưu điểm lớn nữa thể hiện ở sự quan tâm đầu tư đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức tập huấn, nội dung này được CB, GV đánh giá rất tốt 75% và 57,24%.

Thông qua việc chuẩn bị địa điểm, phòng ốc đảm bảo điều kiện về không gian, ánh sáng, phù hợp để tập huấn và các phương tiện về máy chiếu, máy tính, tài liệu tập huấn, âm thanh... để lớp tập huấn đạt hiệu quả.

Qua số liệu ở bảng 2.10 thể hiện nội dung “thời gian tổ chức tập huấn, thành phần tham dự, hình thức tập huấn TĐG phù hợp tạo điều kiện để các CB, GV tham gia” được CB, GV đánh giá 100% và 49,27% cho thấy nhà trường hết sức quan tâm đến việc lựa chọn, sắp xếp thời gian, thành phần tham dự và hình thức tổ chức các lớp tập huấn.

Nhưng phần lớn các trường khi tổ chức tập huấn chỉ quan tâm đến đối tượng là các thành viên của Hội đồng TĐG nhà trường, chưa quan tâm đến các thành viên khác. Hình thức của các lớp tập huấn đa số là hình thức truyền đạt kiến thức về lý thuyết qua việc triển khai các văn bản quy định, chưa đi sâu vào các nội dung thực hành như: thực hành thu thập, xử lý, sắp xếp minh chứng; viết phiếu đánh giá tiêu chí; nhận xét phiếu đánh giá tiêu chí.

Tuy nhiên, do hầu hết thời gian làm việc của CB, GV tại trường dành để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, 100% thời gian GV phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng cho trẻ, do đó các lớp tập huấn được tổ chức hầu hết vào cuối giờ làm việc hoặc vào ngày nghỉ cuối tuần, hoặc các buổi sinh hoạt hội đồng sư phạm. Do đó, làm tâm lý của CB, GV cảm thấy gò bó, không thoải mái khi tham gia các lớp tập huấn vào thời gian này.

Nội dung thực hiện kiểm tra, đánh giá hiệu quả các đợt tập huấn TĐG được CB, GV đánh giá mức độ tán thành 81,25% và 33,33%, cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá chưa được nhà trường quan tâm như: tổ chức viết bài thu hoạch, thảo luận... sau lớp tập huấn nhằm nắm được khả năng nắm bắt các nội dung tập huấn của các thành viên được tham gia tập huấn.

2.4.4. Thực trạng về quản lý công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCKGD

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)