Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí KĐCLGD trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 41 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí KĐCLGD trường mầm non

Căn cứ công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ GD &ĐT ngày 05/11/2014 về việc hướng dẫn tự đánh giá và ĐGN trường mầm non, nhà trường ban hành văn bản cụ thể hướng dẫn các nhóm TĐG về việc đánh giá mức độ đạt được của các chỉ số đạt yêu cầu khi đảm bảo các nội dung các chỉ số trong tiêu chí đều thỏa mãn các yêu cầu.

Từ thực tế hoạt động TĐG trong nhà trường, chủ thể quản lý tổ chức tổng kết, thẩm định, đánh giá định kết quả TĐG của nhóm chuyên trách, Các hình thức kiểm tra có thể áp dụng nhằm đạt được hiệu quả và tiến độ hoạt động TĐG là: Kiểm tra thường xuyên; Kiểm tra định; Kiểm tra đột xuất hoạt động TĐG trong KĐCLGD

Đây là nội dung hết sức quan trọng của chủ thể QL vì chức năng này xuyên suốt quá trình QL và là chức năng của mọi cấp trong công tác QL. Kiểm tra là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch, vạch ra hướng thực hiện mới. Đây cũng là quá trình chủ thể QL nhìn nhận các mối quan hệ về yêu cầu nhiệm vụ và khả năng của Hội đồng TĐG, mức độ đáp ứng của các nguồn lực và cả những tác động QL tới kết quả tự đánh giá.

Trên cơ sở đó, có những điều chỉnh hợp lý công tác TĐG đảm bảo tiến độ đồng thời có các hình thức động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhóm, cá nhân hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc phân công. Ngoài ra, kiểm tra , đánh giá còn là cơ sở sơ kết theo từng giai đoạn của kế hoạch TĐG.

Việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí được thực hiện thông qua Phiếu đánh giá tiêu chí. Phiếu đánh giá tiêu chí là tài liệu ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân

hoặc nhóm công tác theo từng tiêu chí và là cơ sở để tổng hợp thành báo cáo TĐG. Tiêu chí được xác định là đạt khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều đạt. Chỉ số được đánh giá là đạt khi đạt tất cả các yêu cầu của chỉ số.

Kết quả đánh giá mỗi tiêu chí được thể hiện thông qua sản phẩm phiếu đánh giá tiêu chí. Phiếu đánh giá tiêu chí phải đảm bảo đúng theo mẫu quy định với các mục nội dung tiêu chí, mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng, đánh giá tiêu chí thông qua đánh giá từng chỉ số đạt/không đạt, có chữ ký của cá nhân phụ trách và được nhóm thông qua.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)