8. Cấu trúc luận văn
2.4.4. Thực trạng về quản lý công tác kiểm tra, giám sát việc thựchiện hoạt động
Kiểm tra hoạt động TĐG trong KĐCLGD là một trong những nội dung quan trọng, bởi lẽ, đây là chức năng thiết yếu được thực hiện trong suốt quá trình TĐG và được thực hiện trên mọi cấp khi tổ chức TĐG.
Đây là việc hiểu là chủ thể quản lý tổ chức tổng kết, thẩm định theo như kế hoạch và định kỳ đã quyết định trước đó. Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên, từ đó tìm ra các khuyết điểm và sai sót. Tổ chức điều chỉnh và rút kinh nghiệm trong các kế hoạch kế tiếp nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
Kết quả khảo sát về thực trạng kiểm tra hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại các MN tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra hoạt động tự đánh giá trong KĐCL GD tại các MN tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Nội dung
Mức độ đánh giá (%)
Tốt Khá Bình
thường Chưa tốt SL TL SL TL SL TL SL TL
Có kế hoạch kiểm tra và tổ chức
kiểm tra thường uyên 0 0 45 32,5 49 35,5 44 32 Kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn và
khắc phục các sai phạm 0 0 32 23,2 46 33,3 60 43,5 Tổ chức rút kinh nghiệm sau
kiểm tra 0 0 44 32 54 39,1 40 28,9
Về nội dung “kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra thường xuyên”, chiếm tỷ lệ ý kiến cao nhất là mức đánh giá loại khá với 32,5% trong tổng số ý kiến. Tỷ lệ này cho thấy các thành viên thuộc Hội đồng TĐG phần lớn cho rằng trường mình đã tổ chức kiểm tra thường uyên theo đúng kế hoạch.
Tuy nhiên, đối với công tác chấn chỉnh, uốn nắn và khắc phục các sai phạm, ngoài 23,2% ý kiến đánh giá ở mức độ khá, có đến 33,3% ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường. Điều này cho thấy, trong công tác kiểm tra ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay không phải ở việc có tổ chức kiểm tra thường xuyên hay không mà là có kịp thời chấn chỉnh những sai phạm tồn tại hay không.
Nội dung “tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra” đạt mức đánh giá loại khá 32% ý kiến. Tuy nhiên, có đến 39,1% ý kiến cho rằng nội dung này chỉ đạt mức bình thường. Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra là cần thiết.
Bởi lẽ nếu không có nội dung này, thì việc kiểm tra trước đó trở nên vô dụng và mang tính thủ tục. Và nếu không tổ chức rút kinh nghiệm, sẽ không tìm được hướng đi mới trong kế hoạch kiểm tra kỳ kế tiếp. Từ đó, không mang tính nhằm nâng cao công tác TĐG.
Hoạt động kiểm tra sẽ thật sự hiệu quả khi được tổ chức thường xuyên nhằm thu thập các thông tin, số liệu phản nh được thực trạng giáo dục. Từ đó phát huy mặt tốt và khắc phục những mặt chưa phù hợp. Kiểm tra phải gắn liền với đánh giá mới mang lại hiệu quả và cải tiến trực quan. Thực trạng kiểm tra hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chưa đạt hiệu quả cao.