Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 97 - 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường Mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam với các biện pháp nêu trên đều có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định.

Các biện pháp đều có mối quan hệ hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, biện pháp này là tiền đề, là điều kiện cho các biện pháp kia tồn tại và phát triển biện pháp nào cũng có ưu điểm và hạn chế nhất định, không có biện pháp nào là duy nhất để giải quyết tất cả những khó khăn, vướng mắc trong quản lý công tác TĐG.

Trong các biện pháp trên, biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV, NV là biện pháp có vị trí tiên quyết, quyết định hiệu quả của hoạt động nâng cao chất lượng của nhà trường.

Vì khi nhận thức đúng, suy nghĩ tích cực thì mới tạo được động lực phấn đấu của một cá nhân, một tập thể hoặc một nhóm công tác.

Nếu tư tưởng nhận thức không tốt thì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công việc. Biện pháp này là cơ sở tạo tiền đề cho việc thực hiện các biện pháp khác, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các trường mầm non.

Các biện pháp đề xuất có tính độc lập tương đối với nhau, có vai trò riêng biệt trong quá trình QL hoạt động TĐG ở trường mầm non. Biện pháp tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và NV về hoạt động TĐG trong KĐCLGD được xem là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình TĐG, là điều kiện tiên quyết để hình thành động cơ đúng đắn ngay từ ban đầu cho đội ngũ để thực hiện hoạt động TĐG.

Bố trí nhân sự thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD hợp lý và am hiểu chuyên môn; Kế hoạch hóa hoạt động TĐG trong KĐCLGD đúng theo quy định; Tăng cường tổ chức tập huấn hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non; Biện pháp xây dựng kế hoạch TĐG phù hợp, khả thi là biện pháp mang tính chiến lược, là tiền đề thúc đẩy nâng cao chất lượng quản lý công tác TĐG điều kiện tiên quyết để hình thành động cơ đúng đắn ngay từ ban đầu cho đội ngũ để thực hiện có hiệu quả.

Nếu xây dựng kế hoạch tốt, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương thì quá trình triển khai thực hiện mới đảm bảo.

Biện pháp “Tăng cường công tác tập huấn đóng” vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công tác KĐCLGD vì đây cũng là nền tảng, là biện pháp mang tính lâu dài trong các biện pháp quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non, là một trong những yếu tố có tính chất quyết định, tạo cơ sở đảm bảo khả năng thực hiện quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non, vì bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CB, GV, NV tham gia thực hiện công tác TĐG.

Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung, kiểm tra, đánh giá và biện pháp đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác TĐG có ý nghĩa tạo động lực, hỗ trợ, thúc đẩy, là phương tiện để nâng cao quá trình quản lý hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Chính vì vậy, để quản lý hoạt động tự đánh giá trong KĐCL GD ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả, tất cả các biện pháp nêu trên không thể xem nhẹ biện pháp nào mà phải áp dụng đồng bộ và linh hoạt, bên cạnh đó theo điều kiện thực tế của ngành giáo dục và của địa phương, của cả trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)