Thực trạng việc chỉ đạo tổ chức thựchiện hoạt động tự đánh giá trong

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 63 - 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng việc chỉ đạo tổ chức thựchiện hoạt động tự đánh giá trong

Quảng Nam

a. Bố trí nhân sự

Tổ chức hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD bao gồm tổ chức bộ máy nhân sự đảm nhận hoạt động tự đánh giá và tổ chức triển khai hoạt động TĐG. Qua khảo sát bộ máy nhân sự đảm bảo hoạt động TĐG tại các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chỉ được đánh giá ở mức độ chưa cao về nhiều mặt.

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự thực hiện hoạt động tự đánh giá trong KĐCL GD tại các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Tổ chức bộ máy nhân sự

Mức độ đánh giá

Tốt Khá Bình

thường Chưa tốt SL TL SL TL SL TL SL TL

Hội đồng TĐG am hiểu về kiểm định chất lượng và có năng lực đánh giá

30 21,7 48 34,7 39 28 22 15,9 Hội đồng TĐG thường uyên

được bồi dưỡng tập huấn 25 18,11 49 35,50 50 36,23 14 10,14 Các thành viên, các nhóm

chuyên trách được phân công hợp lý

59 42,75 44 31,88 25 18,11 10 7,24

Từ số liệu thống kê bảng 2.8, số thành viên được khảo sát cho rằng Hội đồng TĐG tại trường mình am hiểu về KĐCLGD và có năng lực đánh giá ở mức độ tốt 34,7%; Hệ thống văn bản về KĐCLGD cũng như hoạt động TĐG do Bộ GD&ĐT ban hành cần phải được hội đồng nắm rõ ràng và đầy đủ trong suốt quá trình tự đánh giá.

Năng lực tự đánh giá của Hội đồng tự đánh giá ở đây bao gồm cả việc phổ biến các quy trình, xây dựng kế hoạch, thu thập các thông tin và minh chứng cần thiết, từ đó, đưa ra bảng báo cáo đánh giá, có sự so sánh đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT, đồng thời có kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá.

Vì vậy, xuyên suốt quá trình tự đánh giá, việc am hiểu về KĐCLGD và có năng lực đánh giá là tối cần thiết. Số liệu thống kê cho thấy yêu cầu này vẫn chưa

đạt đến mức cao nhất có thể. Ý kiến đánh giá các thành viên, các nhóm chuyên trách được phân công hợp lý ở mức độ tốt chỉ chiếm 42,75% trong tổng số người được hỏi.

Vấn đề này do nhiều nguyên nhân trong đó công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các thành viên của Hội đồng tự đánh giá chưa phát huy tốt nhiệm vụ. Có đến 50/138 người được hỏi, chiếm 36,23% cho rằng Hội đồng TĐG được bồi dưỡng, tập huấn ở mức độ bình thường. Việc phân công nhiệm vụ cho c c thành viên, các nhóm cũng được đánh giá ở mức độ bình thường chiếm 18,11% ý kiến.

Kết quả thống kê ở bảng 2.8. cho thấy, thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự thực hiện hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGĐ ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đạt mức độ trung bình.

Công tác tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao khả năng đánh giá cũng như mức độ am hiểu về kiểm định, và công tác phân công trách nhiệm cho từng nhóm, từng thành viên đều được quan tâm ở mức độ nhất định. Cần có biện pháp cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của từng trường nhằm nâng cao công tác này đạt mức tốt hơn.

b. Chỉ đạo tổ chức triển khai TĐG

Việc tổ chức triển khai cũng là một quá trình quan trọng về hoạt động TĐG trong KĐCLGD, quá trình này cần phải được tiến hành một cách chặt chẽ theo kế hoạch và các quy trình đã được công bố, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và sự điều hành linh hoạt của Chủ tịch Hội đồng TĐG. Chức năng tổ chức triển khai hoạt động TĐG trong KDDCLGD được các trường MN thực hiện khá tốt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nhất định và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu KĐCL GD. Với việc hoàn thành xây dựng kế hoạch cụ thể, hoạt động TĐG trong KĐCL GD sẽ được tổ chức thực hiện trên thực tế.

Hoạt động này thể hiện ở việc thông báo kế hoạch, quy trình TĐG đến các thành viên trong trường tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện thực thi nhiệm vụ theo kế hoạch; xác định cấu trúc bộ máy quản lý, bố trí sắp đặt các bộ phận và cá nhân dung người đúng việc dựa theo chức năng, quyền hạn của từng người, từng bộ phận; tiếp nhận điều phối hiệu quả các nguồn lực; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, thiết lập các mối quan hệ quản lý, cơ chế thông tin, tạo sự phối hợp trong bộ máy quản lý.

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo tổ chức triển khai hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Nội dung

Mức độ đánh giá (%)

Tốt Khá Bình

thường Chưa tốt SL TL SL TL SL TL SL TL

Thông báo kế hoạch, quy trình TĐG đến từng CBQL, GV, NV để mỗi thành viên trong trường tự giác chấp nhận và tự nguyện hành động theo kế hoạch

0 0 65 41,0 50 36,0 23 23,0

Tiếp nhận và điều phối có hiệu quả các nguồn lực ( nhân lực, tài lực, vật lực) phục vụ cho hoạt động TĐG

0 0 58 42 76 55 4 3

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong Hội đồng TĐG và các thành viên, giữa hội đồng TĐG và các bộ phận liên quan.

4 3 75 54,3 49 35,5 10 7,2

Kết quả khảo sát 07 trường MN ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho thấy, việc thông báo các quy trình và kế hoạch đến các thành viên được đánh giá ở mức khá với 41,0 % ý kiến. Việc phổ biến kế hoạch và các quy trình TĐG đạt hiệu quả nhất định nhưng vẫn chưa đạt ở mức độ tốt. Có đến 36,0 % ý kiến đánh giá công việc này chỉ ở mức độ bình thường. Như vậy, cần phải tăng cường việc phổ biến các quy trình và kế hoạch cụ thể đến toàn bộ thành viên trong hội đồng nhà trường nhiều hơn nữa mới có thể thực hiện hoạt động TĐG một cách đồng bộ, khách quan và hiệu quả hơn.

Kết quả thống kê ở bảng 2.9. cho thấy việc điều phối các nguồn lực trong quá trình tự đánh giá ở 07 trường MN được khảo sát tại trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được đánh giá chỉ ở mức khá với 41,0 % ý kiến, mức bình thường với 36,0 %.

Điều này cho thấy, việc điều động nguồn lực tuy còn nhiều khó khăn trong điều kiện hiện nay, nhưng Hội đồng TĐG ở các trường mầm non huyện huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã có sự nổ lực điều phối trong suốt quá trình thực hiện một cách tốt nhất.

Hoạt động TĐG đòi hỏi sự phối hợp của nhiều lực lượng trong trường, hoạt động này không chỉ đối với Hội đồng TĐG mà mỗi giáo viên, nhân viên ở các bộ phận phải nắm vững những kiến thức cơ bản về KĐCLGD và hoạt động TĐG, đặc biệt là đối với

lĩnh vực đang công tác.

Nếu không có được sự phối hợp từ tất cả các bộ phận trong nhà trường thì công việc TĐG sẽ không đạt hiệu quả cao. Có 55 % ý kiến đánh giá ở mức độ khá, 42 % ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường, cho công tác xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong Hội đồng TĐG và các thành viên, giữa Hội đồng TĐG và các bộ phận liên quan; thiết lập các mối quan hệ quản lý, cơ chế thông tin, tạo ra sự phối hợp đồng bộ thống nhất trong hoạt động của bộ máy quản lý nhằm đạt được mục tiêu TĐG.

Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động TĐG. Như vậy, có thể thấy công tác tổ chức triển khai TĐG ở các trường MN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay đã cơ bản đạt mức độ hoàn thành.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)