Vai trò của tự đánh giá trong KĐCLGD trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Vai trò của tự đánh giá trong KĐCLGD trường mầm non

TĐG là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD trường mầm non. Đây là quá trình nhà trường tự xem xét, kiểm tra, đánh giá trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường mầm non được quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 KĐCLGD hướng dẫn xác định yêu cầu, tìm minh chứng theo tiêu

chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Mầm non để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chấtcũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

TĐG thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

TĐG là công việc quan trọng để chuẩn bị ĐGN. TĐG là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, cần nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong nhà trường. TĐG đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai.

Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, tin cậy. Báo cáo TĐG bao quát đầy đủ nội dung các chỉ số của tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non.

Thông qua báo cáo TĐG nhà trường sẽ có cái nhìn tổng thể về thực trạng các hoạt động của nhà trường, những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó xác định được các mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo, lập kế hoạch và hành động theo kế hoạch.

Trên cơ sở đó, nhà trường tiếp tục xem xét, đánh giá lại thực trạng và điều chỉnh sứ mạng, mục tiêu phù hợp với sự phát triển của nhà trường và yêu cầu của xã hội. TĐG là cơ sở quan trọng giúp nhà trường nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của nhà trường trong tương lai.

Hoạt động TĐG không trực tiếp tạo ra chất lượng giáo dục nhưng quá trình tổ chức TĐG và phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đòi hỏi các trường mầm non không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tạo ra chất lượng ở tất cả các khâu liên quan.

TĐG là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, thời gian, công sức, có sự tham gia của các đơn vị và các cá nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)