8. Cấu trúc luận văn
1.5.4. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng KĐCLGD trường mầm non
Căn cứ các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá CL GD do Bộ GD&ĐT ban hành, nhà trường tiến hành thu thập thông tin và minh chứng.
Thông tin là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo TĐG.
Trong báo cáo TĐG, các thông tin, minh chứng được mã hoá theo một quy tắc nhất định. Thông tin và minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác, được thu thập ở hồ sơ lưu trữ của nhà trường, các cơ quan có liên quan, hoặc bằng khảo sát, điều tra phỏng vấn, quan sát các hoạt động GD trong nhà trường.
Các thông tin và minh chứng được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn cứ, minh hoạ cho các nhận định trong báo cáo TĐG. Trong trường hợp không thể tìm được thông tin, minh chứng cho một tiêu chí nào đó, Hội đồng TĐG phải làm rõ lý do trong báo cáo.
Lập danh mục dự kiến minh chứng, phân công cụ thể cá nhân, nhóm công tác huy động, thu thập và nguồn minh chứng để tìm kiếm. Trong quá trình xử lý minh chứng, ưu tiên minh chứng chính có liên quan, mã hóa minh chứng theo quy định.
Minh chứng là những thông tin gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt. Các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo TĐG.
Quản lý việc chỉ đạo thu thập, xử lý, phân tích minh chứng, viết báo cáo thựchiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục. Minh chứng là bằng chứng để minh họa cho hiện trạng của nhà trường một cách chân thực nhất. Đòi hỏi sự hợp tác, hỗ trợ của tất cả các bộ phận, đòi hỏi một quá trình lưu trữ các tài liệu, văn bản, hồ sơ, hiện vật của nhà trường trong thời gian ít nhất là 05 năm.
Nhà trường phân công các nhóm lựa chọn minh chứng, mã hóa, tổng hợp và lập danh mục của báo cáo TĐG cụ thể thông tin: mã minh chứng, tên minh chứng, nơi ban hành, ngày tháng ban hành… đảm bảo dễ tìm kiếm, tra cứu.
Trong quá trình xử lý minh chứng, ưu tiên minh chứng chính có liên quan, mã hóa minh chứng theo quy định hướng dẫn quy định của Bộ GD & ĐT. Các nội dung
phải được phân tích, lập luận, lí giải phải có giá trị pháp quy, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chí.
Chỉ đạo về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình QL, là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự.
Chỉ đạo hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non bao hàm việc liên kết, tập hợp, hướng dẫn, điều hành, tác động đến các cá nhân, các đơn vị tham gia QL (các Tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể...) và thực hiện nhằm động viên, khuyến khích họ hoàn thành nhiệm vụ; theo dõi, giám sát; ra quyết định, điều chỉnh, sửa chữa, bù đắp, chỉnh lý nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình TĐG.
Thông tin minh chứng, bộ phận lưu giữ, nguồn minh chứng để các nhóm có thể liên kết, sử dụng, thuận lợi tìm kiếm. Ngoài ra, nhà trường cần có các biện pháp lưu trữ, bảo vệ thông tin minh chứng, bố trí, sắp xếp các minh chứng có hệ thống, khoa học.