8. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Kết quả hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dụ cở các
các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Qua nghiên cứu hồ sơ KĐCLGD và kết quả TĐG của các trường MN trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 -2016 đến nay cho thấy, đã có 03 trường được KĐCLGD.
Trong đó, có 02 trường MN công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non mới được triển khai, chưa được các trường quan tâm thực hiện. Các trường mầm non ngoài công lập với quy mô nhỏ chưa thực hiện TĐG, chưa có hồ sơ theo quy định. Kết quả nghiên cứu hồ sơ TĐG được thể hiện tại bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tổng hợp việc thực hiện TĐG các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam từ năm học 2015-2016 đến nay
Năm học Số trường Số trường hoàn thành TĐG Kết quả TĐG Số trường được chấp nhận ĐGN SL TL KĐ 1 2 3 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 0 2015- 2016 06 06 100 06 100 06 100 0 0 0 0 0 2016- 2017 07 07 100 07 100 07 100 0 0 0 0 0 2017- 2018 07 07 100 07 100 07 100 0 0 0 0 0 2018- 2019 07 07 100 07 100 07 100 01 14,3 0 0 0 2019- 2020 07 07 100 07 100 07 100 01 14,3 0 0 0 Theo thống kê của phòng Giáo dục và Đào tạo Tây Giang, tính đến tháng 10 năm 2019, 07 trường mầm non được khảo sát trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tiến hành hoạt động TĐG, trong đó có 01 trường đăng ký đánh giá ngoài năm
2023 (Trường Mầm non Atiêng).
Bảng 2.6. Kết quả tự đánh của các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam TT Trường mầm non Năm học 2015-2016 06 trường Năm học 2016-2017 đến nay có 07 trường KĐ Mức 1 Mức2 KĐ Mức 1 Mức 2 Mức 3
1 Trường mầm non Atiêng x x x x
2 Trường mầm non liên xã
Bhalêê-Anông x x x x
3 Trường mầm non xã Lăng x x x x
4 Trường mầm non liên xã
Axan-Tr’hy x x x x
5 Trường mầm non Avương x x x x
6 Trường mẫu giáo xã Dang x x x x
7 Trường mẫu giáo liên xã
Ch’ơm-Gari x x x x
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam)
Từ kết quả của bảng 2.5 và 2.6 cho thấy, giai đoạn từ 2015-2016 đến nay chưa có đơn vị nào đảm bảo các điều kiện để được ĐGN. Các trường chưa đảm bảo về cơ sở vật chất, chất lượng, chưa đánh giá đúng cấp độ của nhà trường. Năm học 2015-2016 đến nay các trường mầm non thực hiện TĐG theo quy định của Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non và Thôngtư số 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 10 năm 2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT,ngày 22 tháng 8 năm 2018 Ban hành quy định về KĐCLGD và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
Theo quy định này các cấp độ KĐCLGD chỉ có cấp độ 1 và cấp độ 2 và các trường rất khó để đạt được các cấp độ quy định, nhiều tiêu chí không đạt yêu cầu, đặc biệt các tiêu chí liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường ở từng đơn vị.
Qua kiểm tra hoạt động TĐG của các trường mầm non, Phòng GD&ĐT Tây Giang đánh giá: hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang chưa đạt được hiệu quả theo yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục, hầu hết các trường chỉ tiến hành với mục tiêu đảm bảo thủ tục quy định chưa hướng đến việc cải tiến để tiếp cận với bộ tiêu chí đánh giá trường mầm non.
phó, chưa chú trọng việc TĐG để làm nền tảng vận dụng, thúc đẩy, cải tiến chất lượng nhà trường.
2.3.4. Những thuận lợi, khó khăn ngoài Phòng Giáo dục và Đào tạo hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Trong những năm qua, các trường mầm non đã không ngừng quan tâm công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Phối hợp với công đoàn vận động, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho GVNV tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời luôn quan tâm tinh thần, vật chất, thực hiện tốt chế độ chính sách, đãi ngộ của Nhà nước đến từng cá nhân.
Từ đó, tạo dựng niềm tin, củng cố tinh thần đoàn kết, sự gắn bó với nghề của tập thể sư phạm, làm đòn bẩy nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ.
Từ kết quả phỏng vấn các Hiệu trưởng, thư ký, một số thành viên tham gia TĐG, chúng tôi tổng hợp các ý kiến trao đổi về những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam như sau:
a. Thuận lợi
Qua khảo sát thực trạng chúng tôi nhận thấy: Nhìn chung, đa số CBQL đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết trong hoạt động TĐG.
- Các nội dung quản lý như quản lý công tác nghiên cứu tiêu chí; quản lý công tác xử lý, phân tích thông tin, minh chứng; quản lý công tác viết phiếu đánh giá tiêu chí, viết báo cáo TĐG đã được Hiệu trưởng các nhà trường thực hiện một cách chuyên nghiệp, sát thực tế hơn. Việc xây dựng kế hoạch đã được thực hiện chi tiết, cụ thể và nghiêm túc hơn.
- Công tác tổ chức trong hoạt động TĐG đã được Hiệu trưởng các trường thực hiện khát tốt. Hiệu trưởng đồng thời là chủ tịch Hội đồng TĐG đã xây dựng được bộ máy nhân sự bao gồm những cán bộ có phẩm chất, năng lực tham gia thực hiện hoạt động TĐG. Việc phân công nhiệm vụ là khá rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ.
- Các điều kiện đảm bảo đã được quan tâm thực hiện đạt hiệu quả. Bằng chứng là các loại văn bản, tài liệu được cung cấp khá đầy đủ; công tác văn thư, lưu trữ ở các nhà trường có nhiều tiến bộ, việc sắp xếp, lưu trữ, bảo quản và khai thác hồ sơ tài liệu cókhoa học hơn, các điều kiện về cơ sở vật chất cũng đáp ứng khá tốt cho công tác TĐG trong kiểm định chất lượng ở các trường Mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Bộ GD&ĐT đã ban hành hệ thống văn bản khá đầy đủ và rõ ràng về KĐCLGD nói chung và hoạt động TĐG trong KĐCLGD nói riêng.
sát trong công tác KĐCLGD. Coi đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học, từng bước nâng cao chất lượng của toàn ngành để thực hiện thành công đổi mới căn bản toàn diện giáo duc.
Hiệu trưởng 07/07 đơn vị trường được khảo sát đều nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của KĐCLGD nói chung và hoạt động TĐG trong KĐCLGD nói riêng. Đã tổ chức tập huấn và tuyên truyền hoạt động TĐG trong KĐCLGD đến tận các thành viên trong nhà trường.
Đội ngũ cán bộ quản lý các trường năng động trong công tác quản lý. 100%, có khả năng tiếp cận và thích ứng nhanh với các thay đổi trong quản lý. 100% cán bộ quản lý đã qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục và được đánh giá có năng lực quản lý tốt.
Cán bộ giáo viên và người thực hiện KĐCLGD đã được tập huấn, bồi dưỡng về KĐCLGD và hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD, có nhận thức khá sâu sắc về vai trò của KĐCLGD với sự phát triển của nhà trường, từ đó đã khắc phục khó khăn ban đầu để triển khai và chỉ đạo sâu sát hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD ở các trường.
Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương ban hành các Đề án, Nghị quyết, Chương trình hành động định hướng phát triển giáo dục trung và dài hạn, phù hợp với tình hình kinh tế chính trị, xã hội của địa phương;
Duy trì hệ thống trường bán trú trên địa bàn ở các bậc, cấp học: Mầm non có 05/07 trường tổ chức bán trú; giáo dục phổ thông có 11/14 trường bán và nội trú.
Tiếp tục được sự tài trợ lớn của Tổ chức SCI về sách giáo khoa, vở bài tập, tài liệu tham khảo và các dụng cụ học tập cho các trường tiểu học.
HĐND tỉnh có giải pháp hỗ trợ chế độ kinh phí ( NQ 50/ HĐND tỉnh)cho học sinh bán trú tiểu học và THCS không được hưởng các chế độ chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016.
Có biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường. Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học phù hợp tình hình thực tế của địa phương, các kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ và được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
b. Khó khăn
Về cơ sở vật chất: Còn thiếu các phòng hành chính, phòng giáo dục chức năng, đa năng, giáo dục nghệ thuật, thư viện, công trình tường rào các điểm lẻ,… gây trở ngại lớn tiến độ xây dụng trường chuẩn.
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục các trường thực hiện chưa hiệu quả nên chưa phát huy được mặt mạnh, mặt yếu để tìm nguyên nhân, biện pháp tự khắc phục
hoặc tranh thủ các lực lượng ngoài nhà trường.
Chế độ học sinh hưởng theo Nghị quyết 50/HĐND tỉnh còn thấp ảnh hưởng đến công tác bán trú các trường.
Lãnh đạo nhà trường MN nhiều trường chưa xác định được mức độ đáp ứng các mục tiêu giáo dục theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn, chưa nắm rõ quy trình đánh giá trong KĐCLGD.
Điều này có nghĩa là đại đa số CBQL quan niệm rằng KĐCLGD nhằm mục đích đánh giá, phân loại nhà trường; mà việc đánh giá theo tinh thần tự nguyện của các trường mầm non chưa thể tiến hành trong điều kiện hiện nay và từ đó dẫn đến nhận thức sai lệch trong hoạt động TĐG.
Chính vì, thế hoạt động TĐG ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là một việc làm mang tính thủ tục, hình thức chưa hướng đến việc xác định nhà trường đang ở đâu so với chuẩn của Bộ GD&ĐT để từng bước hoàn thiện và đạt chuẩn.
Việc lập kế hoạch TĐG trong KĐCLGD của nhiều nhà trường còn sơ sài, chưa cụ thể. Cán bộ quản lý chưa được bồi dưỡng chuyên sâu về KĐCLGD và tự đánh giá trong KĐCLGD. Một số ít cán bộ quản lý còn nhận thức mơ hồ về tầm quan trọng và ý nghĩa của KĐCLGD nói chung và hoạt động tự đánh gi trong KĐCL GD nói riêng. Trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất các nguồn lực chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn tới, chưa có chế tài nhất định để đẩy mạnh nâng cao nhận thức việc thực hiện hoạt động KĐCLGD tại các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện Tây Giang