8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Xây dựng kế hoạch TĐG trong KĐCLGD trường mầm non
Xác định cấu trúc bộ máy quản lý, bố trí sắp đặt các bộ phận và các cá nhân cho đúng người đúng việc, quy định rõ chức năng, quyền hạn cho từng người, từng bộ phận. Thông báo kế hoạch, quy trình TĐG đến từng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để mỗi thành viên trong trường tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch.
Tổ chức triển khai thực hiện hoạt động TĐG chính là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được kế hoạch hóa nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Kế hoạch chi tiết, cụ thể, chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường, địa phương. Kế hoạch TĐG trong KĐCLGD là cơ sở quan trọng để triển khai công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo công tác TĐG thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả.
Kế hoạch được xây dựng dựa trên các văn bản pháp luật về KĐCLGD và được ban hành bằng văn bản hành chính, kế hoạch TĐG xác định rõ ràng hệ thống mục tiêu, nội dung, phương pháp tiến hành, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các nhóm chuyên trách, các nguồn lực, tiến độ cụ thể và kết quả đối với từng nội dung.
Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng, xác định những côngviệc phải thực hiện ứng với từng tiêu chu n, thời gian bắt đầu và kết thúc, người chịu trách nhiệm chính, người phối hợp; Thời gian biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai công tác tự đánh giá và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể). Các nguồn lực bao gồm nhân lực, tài lực và vật lực.
Yếu tố con người (nhân lực) có vai trò quyết định trong cả quá trình tự đánh giá. Nếu không có đội ngũ được tập huấn, bồi dưỡng bài bản, kỹ lưỡng về công tác tự đánh giá trong KĐCL GD thì không thể có được kết quả tự đánh giá trung thực, khách quan để giúp nhà trường cải tiến chất lượng.
Muốn đảm bảo cho công tác tự đánh giá đạt hiệu quả kiểm định, nhà trường cần phải chu n bị nguồn nhân lực, có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên và phân công nhân sự hợp lý. Ngoài ra, nguồn tài chính đảm bảo cho công tác tự đánh giá trong KĐCL GD cũng là yêu cầu quan trọng để hoàn thành công tác tự đánh giá.
Nếu không có các nguồn chi hỗ trợ cho đội ngũ làm công tác tự đánh giá sẽ không tạo được động cơ tích cực cho các thành viên Hội đồng tự đánh giá trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Và nếu nguồn tài chính eo hẹp thì các trang bị tối thiểu để phục vụ công tác tự đánh giá sẽ không được đảm bảo.
Để có được nguồn tài chính đảm bảo cho công tác tự đánh giá, nhà quản lý cần vận dụng linh hoạt nguồn kinh phí tự chủ, vận động các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài nhà trƣờng và có thể xây dựng dự án thực hiện KĐCL GD. Công tác tự đánh giá không có yêu cầu quá cao về cơ sở vật chất; tuy nhiên,
Hội đồng tự đánh giá phải được bố trí không gian làm việc tối thiểu; có hệ thống máy tính, máy in cho Nhóm thư ký để tổng hợp báo cáo; có tủ đựng hồ sơ minh chứng. Nếu những yêu cầu tối thiểu này không đƣợc đáp ứng thì không thể tiến hành công tác tự đánh giá.
Vì vậy, nhà trường cần trang bị, tăng cường các trang thiết bị cần thiết; sắp xếp bố trí điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho Hội đồng tự đánh giá hoàn thành công việc của mình. Kế hoạch tự đánh giá phải được thảo luận nghiêm túc, kỹ lưỡng và đi đến thống nhất trong toàn Hội đồng tự đánh giá.
Kế hoạch tự đánh giá phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng các nội dung: mục đích và phạm vi tự đánh giá; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động; xác định công cụ đánh giá; dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí; xác định thời gian biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể).
Tất cả các kế hoạch cần được công bố rộng rãi để mọi thành viên trong nhà trường nắm bắt và theo dõi trong suốt quá trình triển khai.