Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên các trường mầm non về công

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 52 - 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên các trường mầm non về công

non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

2.2.4. Tổ chức khảo sát

a. Xây dựng phiếu hỏi

- Phiếu trưng cầu ý kiến đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường MN về thực trạng công tác TĐG và quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD tại 07 trường mầm non trên địa huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam (phụ lục 01).

- Phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên, nhân viên các trường MN về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam (phụ lục 03).

b. Tổ chức khảo sát

Phiếu trưng cầu ý kiến được khảo sát 94 CBGV của các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, chúng tôi trao đổi với các đối tượng khảo sát về mục đích và giải thích thêm về những yêu cầu của phiếu trưng cầu ý kiến nhằm khảo sát về mức độ nhận thức và thái độ của CB, GV của nhà trường về công tác TĐG và thực trạng việc thực hiện các nội dung quản lý công tác TĐG.

Ngoài ra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn, trao đổi để tìm hiểu thêm về thực trạng quản lý công tác TĐG của các trường và nghiên cứu hồ sơ TĐG của các trường mầm non (Quyết định thành lập hội đồng, kế hoạch tự đánh giá, phiếu đánh giá tiêu chí, hồ sơ minh chứng, báo cáo tự đánh giá…) để từ đó điều chỉnh, bổ sung những thông tin cần thiết và hoàn chỉnh phiếu trưng cầu ý kiến.

2.2.5. Xử lý số liệu

Từ những kết quả khảo sát trên chúng tôi sử dụng các công thức toán học để tính toán, thống kê, từ đó phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý công tác TĐG tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

2.3. Thực trạng công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên các trường mầm non về công tác TĐG trong KĐCLGD công tác TĐG trong KĐCLGD

TĐG trong KĐCLGD trường mầm non đã được triển khai từ năm học 2010- 2011. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều CB, GV ở các trường mầm non chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu đầy đủ về công tác TĐG, còn mơ hồ khi hỏi đến công tác “TĐG”, “đánh giá ngoài”, “kiểm định chất lượng”, “quy trình tự đánh giá”…

Nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng nhận thức về sự cần thiết và ý nghĩa của công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý

kiến của 16 CBQL và 94 GV của 07 trường mầm non về công tác TĐG và KĐCLGD. Kết quả khảo sát ý kiến thể hiện ở bảng 2.3 và 2.4.

Qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy CBQL và GV đã nhận thức được sự cần thiết và ý nghĩa của công tác TĐG. Bên cạnh đó vẫn còn những CB, GV chưa nhận thức đúng đắn ý nghĩa, vai trò của công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non, mẫu giáo đặc biệt là đối với GV.

Trên thực tế, cả 07 trường mầm non được khảo sát tại huyện Tây Giang đều đã tiến hành hoạt động TĐG, tuy nhiên hoạt động này chưa đạt được hiệu quả ngay từ nhận thức của đội ngũ tiến hành TĐG.

Hoạt động này còn mang tính thủ tục, hình thức chứ chưa hướng đến việc cải tiến theo định hướng của bộ tiêu chí đánh giá trường mầm non và nhiều cấp học khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của công tác TĐG trong KĐCLGD

Mức độ đánh giá CBQL GV Số ý kiến Tỉ lệ% Số ý kiến Tỉ lệ% Rất cần thiết 8 50% 37 39,36% Cần thiết 4 25% 39 41,5% Khá cần thiết 4 25% 10 10,63% Khá cần thiết 0 0 8 8,51% Không cần thiết 0 0 0 0

Hoàn toàn không cần thiết 0 0 0 0

Từ số liệu ở bảng 2.3, có thể nhận thấy:

Ý kiến của CBQL đánh giá công tác TĐG rất cần thiết, cần thiết và khá cần thiết chiếm tỉ lệ 100% không có ý kiến nào đánh giá công tác TĐG là không cần thiết và hoàn toàn không cần thiết.

Đối với ý kiến của GV, có 100% ý kiến cho rằng công tác TĐG là rất cần thiết, cần thiết và khá cần thiết. Điều này cho thấy phần lớn CB, GV tại các trường mầm non đã nhận thức được sự cần thiết của công tác TĐG đối với việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.

Điều này cho thấy phần lớn CB,GV tại các trường mầm non đã nhận thức được sự cần thiết của hoạt động TĐG đối với việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.

Tuy nhiên, hoạt động TĐG ở một số trường mầm non đặc biệt là các trường mầm non ngoài công lập chưa triển khai đến các CB, GV về sự cần thiết của hoạt động TĐG, nhiều GV thiếu quan tâm đến hoạt động TĐG của nhà trường và do sự chỉ đạo,

phân công, giám sát của BGH chưa cụ thể.

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của công tác TĐG trong KĐCLGD

Mức độ đánh giá

CBQL GV

Số ý

kiến Tỉ lệ% Số ý kiến Tỉ lệ%

Để hoàn thành nhiệm vụ do cấp trên

giao 0 0 12 12,77%

Là cơ sở để đăng ký ĐGN 4 25% 9 9,57%

Là cơ sở để nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường

5 31,25% 16 17,02%

Là quá trình nhà trường đối chiếu với các tiêu chuẩn để báo cáo thực trạng chất lượng của nhà trường

7 43,75% 30 31,92%

Để có thành tích thi đua 0 0 27 28,72%

Qua kết quả khảo sát về ý nghĩa của công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non được thể hiện qua bảng 2.4 cho thấy:

Đối với CBQL có 25% ý kiến đánh giá “TĐG là cơ sở để đăng ký ĐGN”; 31,25% ý kiến đánh giá “TĐG là cơ sở để nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường”; 43,75% ý kiến đánh giá “là quá trình nhà trường đối chiếu với các tiêu chuẩn để báo cáo thực trạng chất lượng của nhà trường”. Không có nào CBQL đánh giá công tác TĐG là “để hoàn thành nhiệm vụ do cấp trên giao” và không có ý kiến nào “để có thành tích thi đua”.

Đối với kết quả khảo sát GV tại bảng 2.4 cho thấy: có 9,57% ý kiến GV đánh giá “TĐG là cơ sở để đăng ký ĐGN”; 17,02% ý kiến đánh giá “TĐG là cơ sở để nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường”; 31,92% ý kiến đánh giá “là quá trình nhà trường đối chiếu với các tiêu chuẩn để báo cáo thực trạng chất lượng của nhà trường”. Bên cạnh đó, vẫn còn 12,77% ý kiến GV đánh giá công tác TĐG là “để hoàn thành nhiệm vụ do cấp trên giao” và 28,72% ý kiến “để có thành tích thi đua”.

Qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy: CBQL và GV đã nhận thức được ý nghĩa của công tác TĐG là quá trình nhà trường đối chiếu với các tiêu chuẩn để báo cáo thực trạng chất lượng của nhà trường, qua công tác TĐG giúp nhà trường nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Kết quả TĐG là cơ sở để nhà trường đăng ký cấp trên ĐGN và công nhận cấp độ KĐCLGD.

Tuy nhiên, vẫn còn một số CB, GV chưa nhận thức đúng đắn ý nghĩa của công tác TĐG nên cho rằng thực hiện công tác này nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao và

để có thành tích thi đua giữa các trường với nhau, trường nào đạt KĐCLGD có nghĩa là sẽ đạt được các danh hiệu thi đua trong năm học.

Với những suy nghĩ và nhận thức chưa đúng trên là do một bộ phận không nhỏ CB, GV ở các trường mầm non công lập, ngoài công lập, hầu hết là các trường mầm non có quy mô nhỏ, mới thành lập chưa thực hiện dạy đúng biên chế chương trình giáo dục và chưa quan tâm đến chất lượng đặc biệt công tác TĐG và chỉ thực hiện giữ trẻ. Trong thời gian qua Phòng GD&ĐT Tây Giang đã chỉ đạo và theo dõi sát sao về công tác đảm bảo an toàn tính mạng cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường tư thục, đa số các trường ngoài công lập thực hiện một cách miễn cưỡng, đối phó.

Mặt khác, công tác TĐG đã được CBQL tập huấn, triển khai đến GV, nhân viên nhưng chưa đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện nên công tác TĐG chỉ tập trung vào một số cá nhân chủ chốt trong nhà trường đã được giao nhiệm vụ thực hiện công tác TĐG như: Phó hiệu trưởng, nhân viên văn thư…

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của hoạt động này cũng đã phản ảnh rõ ràng nhận thức của đội ngũ của cán bộ, giáo viên, nhân viên về hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục là chưa thực sự đi sâu và chưa thấy được hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường mầm non hiện nay là quan trọng và rất cần thiết cho sự phát triển của mỗi nhà trường.

Chính vì vậy, cần có những biện pháp nâng cao nhận thức đội ngũ CBQL,GV, nhân viên và đội ngũ Hội đồng tự đánh giá là một công việc mang tính lâu dài, bền vững và cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)